6 Jan 2011

PRO.MORE HD COMRECORDER









Ghi chú :

Máy không có thẻ nhớ ( phải mua thẻ nhớ ) và dùng pin 4 x AAA. ( nghĩa là 4 cục pin 3 A ).
Máy mới còn nguyên đầy đủ chứng từ hóa đơn.

14 Jul 2010

Smaller Dragon Takes Global Strides

For two decades, US leaders regarded communist North Vietnam as a threat to freedom and American generals vowed to bomb the regime into submission, before abandoning the fight in 1975. The US pursued an isolation policy, and Vietnam unified, yet wallowed in economic stagnation as it confiscated private property, re-educated opponents and allied with the Soviet Union. As the Soviet Union crumbled, Vietnam set out to reform its economy, explains author Jean-Pierre Lehmann, restoring diplomatic ties with China in 1991 and the US in 1995 before joining the World Trade Organization in 2007. Globalization, trade and openness transformed Vietnam into a global economic force. “Transforming Southeast Asia from battlefield to marketplace in the 1960s, 1970s and indeed as recently as the1980s would have seemed an impossible dream,” Lehmann writes, and he urges that the US imagine similar trade transformations for Iran and other nations in the Middle East. – YaleGlobal

Smaller Dragon Takes Global Strides
The lure of trade, more than military battering, transformed Vietnam
Jean-Pierre Lehmann
YaleGlobal , 8 July 2010

By the bootstraps: Vietnam's trade with the world has lifted its economy to new heights
HO CHI MINH CITY: Fifteen years ago, on July 11 President Clinton, announced the establishment of ambassadorial relations between Vietnam and the United States.
These past 15 years have seen remarkable developments in the relations between these two erstwhile bitter enemies.

Indeed, in any competition for globalization’s poster child, top billing naturally goes to continental-sized China and India. But Vietnam, the country called the Smaller Dragon, has also fast emerged as a globalization winner – a success recognized by its selection this year as host of the World Economic Forum East Asia Summit. over the more established settings of Singapore, Seoul, Hong Kong and Kuala Lumpur.

One major indicator
of Vietnam’s success
is the degree of active engagement of its “diaspora” in the development of the country.

In economic terms Vietnam is a rapidly rising power. Since the beginning of this century, it’s held third place in average annual GDP growth, just behind China and India and been most successful in poverty reduction. It has become a major exporter, ranking 40th. Ironically the country it most exports to, at almost 20 percent, is the US, which waged battle there for nearly two decades resulting in the loss of more than 58,000 Americans and more than 1 million Vietnamese. The US is also a prominent presence in inward investment, along with others, including South Korea, Taiwan, Japan, Switzerland, Australia and the EU. In 2007, following more than a decade of intense negotiations, Vietnam joined the World Trade Organization.

One major indicator of Vietnam’s success is the degree of active engagement of its “diaspora” in the development of the country. Many of the “boat people” or their progeny return, bringing valuable capital, know-how and networks. The country also has dynamic demographics: With a current population of 90 million, it will pass 100 million by 2011, hence benefiting from a considerable youth dividend.

The speed of change has been amazing. In the last decade Vietnam has become an entrepreneurial, open and dynamic society. In pursuing policies of reform, liberalization and further integration with the world economy, the Vietnamese government aims to achieve the status of industrialized nation by 2020. The Vietnamese people have a renewed sense of achievement in the present, pride in the past – this year Vietnam celebrates the 1000th anniversary of the establishment of the city of Hanoi – and confidence in the future.

Pursuing reform and further integration
with the world economy, Vietnam
aims to achieve status of industrialized nation by 2020.

By no means was it always like this. During most of its 2000 years of recorded history, Vietnam’s main preoccupation was maintaining its sovereignty, autonomy and identity vis-à-vis its colossal neighbor in the north, China.

During the past century, in the course of a few decades, the Vietnamese fought successively – and, as it turned out, successfully – against the Japanese, the French, the Americans and the Chinese. This year marks the 35th anniversary of the “fall of Saigon,” bringing to an end the Vietnam War, following which, in 1976, the country unified as the Socialist Republic of Vietnam.

The first decade was marked by Stalinist repression, economic stagnation leading to collapse and the outpouring of refugees. Vietnam seemed to be heading for the proverbial basket case. By 1986, however, recognizing the challenges and emboldened by the example of China’s opening, Hanoi embarked on a reform program known as Doi moi, or renovation. The program raised hopes and foreign investors flocked, but initial results were disappointing as implementation of the reforms lagged. In the 1990s, foreign investors turned away, claiming that the only way to become a millionaire in Vietnam was to start off as a billionaire!

Then came a second wind at the beginning of this century, opening the door wide. Foreign investors returned, many boat people returned and the economy boomed, as Vietnam managed to weather the 2008-09 recession storm.

In a 2005 article in Foreign Affairs, leading Chinese intellectual reformer Zheng Bijian wrote that the most important strategic choice the Chinese leadership took in the late 1970s was to embrace globalization. The same could be said of the Vietnamese in the late 1990s.

Southeast Asia transformed from battlefield to a globally oriented and regionally integrated marketplace. In 1995, Vietnam joined the market.

For both nations, comparable forces apply. Their respective economies were collapsing to the extent that the legitimacy of party rule risked being lost. A second force was the “demonstration effect.” Having engaged strategically with globalization, East Asia was already the poster-child of the late 20th century global economy. Following Japan’s “miracle,” four dragons rose amazingly rapidly from backward poverty to prosperous industrialization; by the 1980s, the Association of Southeast Asian Nations was the fastest growing region in the developing world. Southeast Asia transformed from a battlefield to a globally oriented and increasing regionally integrated marketplace. In 1995, Vietnam joined the market and abandoned the battlefield, intensifying this process and providing further impetus to growth.

This answer of globalization, however, has its limits. Globalization has not yet reached Pyongyang or Rangoon. Still, the countries that have failed to embrace globalization in East Asia are the exception and not the rule. The tremendous chasm in social and economic performance between those that have globalized and those that have rejected globalization serves as one of the most potent arguments in favor of globalization.

The enthusiastic embrace of many East Asian countries – retained despite the 1997-1998 crisis – has increasingly put an Asian stamp on 21st century globalization. It seems reasonably certain that the global economy will be dominated by Asia in the decades ahead. Vietnam’s global saga is a national plot within this overall continental theme.

There are many risks inherent in the Asian regimes, including Vietnam’s. Problems of infrastructure, governance, corruption, weak institutions, rising inequality – though not as bad in Vietnam as in some other East Asian countries – could jeopardize future prospects. But the greatest risk for Vietnam – indeed for the region and the world – is de-globalization and the outbreak, as in the 1930s, of protectionism and xenophobia. This would be a tragedy. The growth of Vietnam and its East Asian neighbors is not at the expense of other regions and undoubtedly provides significant benefits. A key global public policy priority is to consolidate the WTO and conclude the Doha Round as the best means for preventing de-globalization and thus allowing Vietnam, along with others, to continue the route to peace and prosperity.

The greatest risk for Vietnam – indeed
for the region and
the world – is de-globalization and
the outbreak of protectionism and xenophobia.

The astonishing Vietnam global saga raises a number of philosophical questions. The late Robert McNamara, secretary of defense under US presidents John Kennedy and Lyndon Johnson, and chief architect of the Vietnam War, witnessed Vietnam’s metamorphosis. In his 1995 book, “In Retrospect: The Tragedies and Lessons of Vietnam” and in the 2003 film “The Fog of War,” he recognizes the immense errors committed by the US. For Vietnam to become a prosperous, open and dynamic society, was it really necessary to have shed so much blood?

And how can we apply lessons from Vietnam to today? Should the US not actively encourage rather than impede Iran’s application to accession to the WTO? Are there not means to leave brinkmanship aside and exert all efforts to engage North Korea in regional and global markets, as opposed to bellicose sanctions? What about the lessons from Southeast Asia for the Middle East? Transforming Southeast Asia from battlefield to marketplace in the 1960s, 1970s and indeed as recently as the1980s would have seemed an impossible dream. Yet the dream has become reality. Middle Eastern nations have not yet “embraced” globalization, but there, too, the dream might be realized.

In my generation, we chanted, “make love, not war.” But in this century, in the hope of a better future, we should be chanting, “make trade, not war.” That could be the main lesson from Vietnam’s global saga.

Jean-Pierre Lehmann is professor of international political economy, IMD, Lausanne, and founding director of The Evian Group. He is co-editor with his son, Fabrice Lehmann, of “Peace and Prosperity Through World Trade,” to be published by Cambridge University Press, September 2010.

19 Jun 2010

Về ODA, Nhật Bản, và những giấc mơ...

Nguyễn Lương Hải Khôi
trả lời những câu hỏi của Lê Ngọc Sơn

KHI ODA TRỞ THÀNH “BINH PHÁP”:

1. Theo anh, về phương diện lý thuyết, bản chất của ODA là gì? Anh thấy ODA đóng vai trò thế nào đối với sự phát triển của một quốc gia, như Việt Nam?

Về mặt “lý thuyết”, ODA là “sự ưu ái” của nước giàu đối với nước chưa giàu. Trên thực tế thì không chỉ như vậy. Nhiều học giả Nhật đã chỉ ra rằng, ODA là một vũ khí kinh tế của nước họ.

Về vai trò của ODA đối với Việt Nam, ODA là cây anh túc, biến nó thành ma túy hay thành thuốc chữa bệnh là do con người.

2. Nhiều người xem việc vay được nhiều vốn ODA là vui, nhưng anh thì nghĩ thế nào?

“Vui” là một cảm xúc. ODA là câu chuyện của kinh tế, của tư duy chiến lược, của cuộc tranh đua về mặt trí tuệ giữa nước giàu và nước chưa giàu. Đó không phải là nơi con người ta nên hành xử bằng cảm xúc. Chỉ có thể nhìn nó bằng đôi mắt lạnh lùng của lý trí. Được cũng không vui, không được cũng không buồn.

3. Có người viện dẫn, sở dĩ Nhật Bản cho các nước đang phát triển vay thoải mái là vì “tình cảm”. Theo anh, liệu trong chuyện ODA này, có chuyện “tình cho không, biếu không”?

Để tránh chủ quan, trong bài viết “ODA – “Sát thủ kinh tế” của Nhật Bản?” trên trang Viet-studies của Gs. Trần Hữu Dũng (Tạp chí Tia Sáng Online của Bộ Khoa học Công nghệ đã đăng lại toàn văn), người viết đã giới thiệu nghiên cứu của chính các học giả Nhật. Theo các học giả Nhật này, chính sách ODA hiện nay của Nhật vốn được ra đời trong giai đoạn Nhật phục hồi kinh tế sau thế chiến II, với mục đích là tìm kiếm thị phần và bảo hộ lợi nhuận cho các doanh nghiệp Nhật. Đó là một vũ khí kinh tế.

4. Là người đang sống ở Nhật, xin hỏi anh, người Nhật thực sự suy nghĩ gì về ODA?

Thái độ của người dân trong xã hội Nhật thì tôi không thể biết chính xác. Thái độ của các học giả thì tôi tạm chia làm 3 nhóm.

- Nhóm “phê phán”: như trên đã nói.

- Nhóm “biện hộ”: Bài viết “ODA – “sát thủ kinh tế” của Nhật Bản?” cũng có giới thiệu về những quan điểm biện hộ cho chính sách ODA Nhật.

- Nhóm “cải cách”: Đề nghị cải cách ODA theo hướng nhân văn hơn. Chẳng hạn, Đại học Hiroshima từng tổ chức một hội thảo ngày 21/8/2001 có chủ đề “ODA của thế kỷ 21 – từ xây dựng vật chất đến kiến tạo con người”. Các học giả tham gia hội thảo đã kêu gọi xây dựng một chính sách ODA theo hướng lấy sự phát triển con người là cái đích cuối cùng mà các dự án ODA đạt tới, thay vì chỉ là “cầu”, “cảng”, “đường”.

CHUYỆN VỀ NHỮNG GIẤC MƠ

5. Anh nghĩ gì về các siêu dự án như “đường sắt cao tốc”, “quy hoạch Hà Nội”, “Thành phố ven sông Hồng”…

Các siêu dự án này đều có chung mấy điểm sau:

- Đều do các nhóm tư vấn nước ngoài thực hiện. Trong các dự án này, những hạng mục quan trọng nhất được đề xuất là những hạng mục đòi hỏi một khả năng tài chính và kỹ thuật mà Việt Nam hiện chưa làm nổi. Nếu phê duyệt dự án, cách duy nhất để thực hiện là vay ODA và trao thị phần cho nước mình vay.

- Chính phủ không lập bất kỳ một Nhóm nghiên cứu chuyên trách nào để đánh giá, phản biện các đề xuất đó của phía tư vấn nước ngoài. Nên nhớ là, các Nhóm tư vấn nước ngoài này không hề độc lập mà chỉ là một mắt xích trong “binh pháp ODA” của các nước phát triển hơn ta.

- Các nhà khoa học Việt Nam chỉ được biết về chúng sau khi người ta đem ra “lấy ý kiến” và “xin phê duyệt”. Những người có lương tâm phải phản biện trong tình trạng cô đơn và chạy theo đuôi tình thế.

- Kết quả tất yếu:

Những khoản “béo bở” nhất của đại dự án thì thuộc về nước ngoài. Người Việt Nam, do ràng buộc của tài chính, kỹ thuật và điều khoản hợp đồng ODA, chỉ có thể làm thuê bên lề. Trong một “thế trận” như vậy, cả một khoản đầu tư khổng lồ được tung ra, nhưng không trở thành động lực vật chất, không trở thành cơ hội cho sự phát triển của các công ty, viện nghiên cứu của Việt Nam.

Việt Nam sẽ có những công trình “to” và “đẹp mắt”. Con số GDP cũng tròn trịa hơn trong các báo cáo cuối năm. Nhưng, miếng cơm manh áo của thế hệ sau thì bị khoét đi vì nợ nần.

6. Phải chăng điều đó thể hiện giấc mơ Việt? (Sau bao nhiêu năm chúng ta thua kém, nay cần phải vươn lên).

Dân tộc Việt Nam chỉ có thể trở thành một dân tộc hiện đại bằng những con người hiện đại của chính nó. Con người này không phải là cái có sẵn, mà phải được tạo ra trong quá trình hiện thực hóa những “tư duy lớn”. Không thể trở thành “hiện đại” nhờ vào những “đồ vật” có được bằng tiền vay và trí tuệ của kẻ khác.

7. Gót chân Achille của những giấc mơ này là gì?

Là cấu trúc của tiến trình ra quyết định.

Lãnh đạo Chính phủ hiện nay không sở hữu trong tay một Nhóm Tư duy chiến lược chuyên nghiệp (think tank) nào. Trong các Bộ trung ương cũng không có các cơ quan hoạch định chiến lược chuyên nghiệp, tập hợp những tài năng thực sự và được đãi ngộ xứng đáng. Các cán bộ ở các Bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc và không được đãi ngộ để thoát khỏi nỗi lo cơm áo. Họ gần như bỏ rơi quản lý chiến lược, sa vào quản lý các dự án cụ thể. Khi họ viết nghiên cứu chiến lược thì hầu như chỉ biết đến Bộ mình mà không thảo luận với chuyên gia ở các Bộ, Ngành liên quan, không tham khảo ý kiến các Viện nghiên cứu, các trường đại học.

Mặt khác, khi tư duy chiến lược, không thể không tham khảo ý kiến các Nhóm xã hội liên quan, đặc biệt là các Hội nghề nghiệp của xã hội dân sự. Nhưng ở nước ta, các Nhóm xã hội này đang gặp vấn đề. Hoặc là bị nước ngoài thao túng như Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA), hoặc không được cấu trúc một cách hợp lý như Hiệp hội lương thực (VFA), hoặc còn chưa trưởng thành để có tiếng nói với chính sách như Hội Nông dân... Và hơn hết, các Hội này, chẳng hạn Hội nông dân và Hội lương thực, không có cơ chế nào để đối thoại với nhau mỗi khi xung đột lợi ích. Mạnh được, yếu thua.

Bên cạnh đó, khi mỗi “chiến lược” được viết xong, không có bất kỳ một think tank(s) nào được đặt hàng thẩm định, phản biện. Đơn giản chỉ vì chúng ta không có một think tank nào để làm việc đó.

Như vậy, Việt Nam đã “vỡ trận”. Hầu hết những quyết sách có “tầm nhìn thế kỷ” đều do tư vấn nước ngoài thực hiện, đề xuất. Hậu quả của điều này thì như trên đã nói.

Như vậy, chúng ta cần sắp xếp lại giang sơn. Việc này, nếu không phải là những nhà lãnh đạo đứng trên “những đỉnh cao chỉ huy” (hay là “những cao điểm chiến lược”) của đất nước, với đầy đủ quyền lực trong tay, thì không ai làm được.

8. Nước Nhật đang được coi là mẫu hình của sự bứt phá thành công, và đang được các lãnh đạo, học giả, sinh viên… đưa làm mẫu hình trong mỗi cuộc bàn thảo. Phải chăng mà vì thế, ta quyết theo họ? Theo anh, mấu chốt để họ thành công và hình thành “tinh thần Nhật Bản” là gì?

Cuộc Canh tân của Nhật Bản cách đây khoảng một thế kỷ rưỡi, mở đầu không phải bằng “mở cửa” và “giao thương” như cuộc Đổi mới năm 1986 của Việt Nam, mà mở đầu bằng giáo dục và khai sáng tinh thần tự do – dân chủ, tinh thần luật pháp, tinh thần duy lý – khoa học, tinh thần công dân… tức những giá trị tinh thần của lịch sử hiện đại, cho toàn dân, trong đó có hệ thống công quyền.

Nếu cuộc Canh tân của Nhật năm 1868 chỉ đơn giản là “mở cửa” và “giao thương” thì kinh tế chỉ phát triển đến một mức nào đó rồi dừng lại, vì một dân tộc nếu còn cắm rễ trong những thiết chế xã hội và tư duy truyền thống, không thể xây dựng được một nền văn minh hiện đại đích thực. Đây là bài học lớn nhất cho Việt Nam hôm nay.

Hơn thế nữa, ngày nay, những điều chúng ta phải làm khó khăn hơn Nhật Bản thời Duy tân Minh trị rất nhiều lần. Nhật canh tân trong thời đại xe lửa chạy bằng than, trước mắt chúng ta hôm nay thời đại của đường sắt siêu tốc, thời đại của những con chip điện tử, thời đại mà sự phát triển đích thực của nền kinh tế của Việt Nam lệ thuộc trực tiếp vào năng lực sáng tạo của con người Việt Nam.

Để hội nhập vào thời đại kỳ diệu này, chúng ta cần được khai sáng không chỉ những giá trị phổ quát của nhân loại hiện đại như Nhật Bản đã làm hơn một thế kỷ trước, mà còn khai sáng tư duy và tinh thần sáng tạo, khai sáng tinh thần “người công dân toàn cầu” – không phải là vong bản để trở thành “thế giới” mà là khát khao xây dựng danh dự cho dân tộc mình thông qua cống hiến những sáng tạo cho sự phát triển của nhân loại chung.

Nhưng vấn đề không chỉ là tinh thần. Một hiện tượng tinh thần nào đó chỉ phát huy được trong một cấu trúc xã hội tương tích.

VAI TRÒ PHẢN BIỆN CỦA BÁO CHÍ

9. Ở Nhật, vai trò của xã hội dân sự thế nào, trước các quyết sách của Chính phủ?

Ở Nhật, xã hội dân sự đã phát triển đến độ “hoàn hảo”. Xã hội dân sự của Nhật Bản không chỉ “phản biện” cách chính sách của chính phủ, mà còn hơn thế nữa, hoạch định các chính sách rồi nói với hệ thống nhà nước: Hãy làm đi.

Các quyết sách lớn, liên quan đến đại đa số nhân dân, hầu như không bị nhân dân phản ứng. Bởi quy trình hình thành chính sách khác hẳn chúng ta. Nói cường điệu một chút, Nhật Bản giờ đây là đất nước “Duy tuệ thị nghiệp” (chỉ lấy trí tuệ làm “nghiệp” của mình), theo cách nói Phật giáo.

Quá trình ra quyết sách của họ giống như một sự hỗn độn vì những cuộc thử thách trí tuệ. Bởi lẽ có nhiều Nhóm xã hội, nhiều chính trị gia quan trọng, những trí thức và các cơ sở nghiên cứu có ảnh hưởng lớn..., nói chung là, tất cả những ai cảm thấy mình có liên quan đến quyết sách, đều được quyền tham gia vào. Không ai bị loại bỏ tiếng nói vì bất cứ lý do gì. Tình trạng này thì rất khác với sự dễ dàng khi tiến hành một quyết định theo lề thói quan liêu trong một xã hội chưa trưởng thành.

10. Tiếng nói của báo chí được lắng nghe thế nào?

Quan chức Nhật Bản, mỗi khi bị báo chí vạch trần cái sai, thì việc xin lỗi nhân dân và từ chức là hiển nhiên. Vì vậy, nhiều quan chức đã thú nhận và xin từ chức trước khi bài báo phanh phui cái xấu của mình được xuất bản, để được dân khen là “trung thực” (tự thú trước khi bị phanh phui).

11. Anh có biết, báo chí Nhật có giám sát được các lợi ích nhóm trong mỗi quyết sách quốc gia?

Giám sát các nhóm lợi ích là việc của Chính phủ, của các cơ sở nghiên cứu chính sách, của chính các… nhóm lợi ích liên quan, và của báo chí. Nếu chỉ có một mình báo chí, có lẽ báo chí cũng bất lực.

Chính phủ Nhật trị các nhóm lợi ích không chỉ bằng chiến lược thuế mà còn bằng đấu pháp “cân bằng lợi ích nhóm”. Các nhóm lợi ích xung đột quyền lợi hoặc có quan hệ về quyền lợi, phải đối thoại với nhau trên tinh thần luật pháp và duy lý theo nguyên tắc “tất cả cùng thắng”. Không nhóm nào, dù “lực” mạnh đến mấy, có đủ “thế” để thao túng Nhà nước, làm hại lợi ích của các nhóm khác.

Để làm được điều này, Nhật Bản có một lực lượng nghiên cứu chiến lược và chính sách chuyên nghiệp, phát triển đến mức đã thành một giai tầng xã hội riêng.

12. Điều mà anh thấy thú vị ở nền báo chí Nhật Bản, là gì?

Báo chí Nhật góp phần giúp ta hiểu thế nào là triết học “Vô vi” của Lão Tử. Nhà báo phương Tây rất thích thể hiện cái Tôi trí tuệ và sắc sảo của mình. Đọc báo của Tây, cảm thấy như bị thách thức về mặt trí tuệ. Nhà báo Việt Nam thích thể hiện một trái tim “nồng nàn” và “cháy bỏng”. Đọc báo Việt Nam, thấy… thương đất nước mình hơn.

Nhà báo Nhật Bản thường trình bày sự vật như nó là thế mà không kèm theo bất kỳ yếu tố chủ quan nào của riêng mình. Đọc báo Nhật, thấy mình được cấp thêm một góc nhìn mà vẫn “tự do” với chính góc nhìn đó. “Tự do”, nhưng thực chất, độc giả sẽ thấm góc nhìn đó một cách tự nhiên. Đó là “làm” mà như “không làm”, và ngược lại, “không làm” mà lại rất “làm” vậy. So sánh với cách tuyên truyền có phần thô thiển ở những nền báo chí quan liêu thì cách “tuyên truyền” của Nhật vượt xa về đẳng cấp.

Cả hai phong cách báo chí trái ngược trên (triển khai tối đa sự sắc sảo của người viết và triệt tiêu tối đa các yếu tố chủ quan), đều có thể đạt tới những kết quả, hiệu quả đặc biệt. Những nền báo chí như vậy là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có những triết lý giáo dục độc đáo. Những quốc gia mà nền giáo dục... không có triết lý nào cả thì rất dễ tạo sinh những con người quan liêu, tạo ra và vận hành một nền báo chí quan phương.

Viet-studies 19-6-10

8 May 2010

Kinh doanh tại nhà, tại sao không?

ST: Để khởi sự kinh doanh tại nhà, điều đầu tiên bạn phải có là thái độ tích cực và chiến lược phát triển khôn ngoan.

1. Thái độ tích cực

Nếu bạn mới lần đầu làm chủ công việc kinh doanh tại nhà, bạn có thể gặp rất nhiều trở ngại trước khi mọi chuyện thực sự suôn sẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn giữ thái độ tích cực và nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn ban đầu.

Có những thời điểm thậm chí bạn nghĩ rằng tại sao lại khởi sự kinh doanh một mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng đủ dũng khí để độc lập kinh doanh.

2. Cân bằng những ưu tiên của bạn

Việc tự mình điều hành mọi hoạt động kinh doanh có thể chiếm rất nhiều thời gian của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đảm nhiệm và giải quyết công việc cũng như chuyện gia đình. Đề nghị các thành viên trong gia đình trợ giúp bạn để đạt được mục tiêu đã chọn.

Những người thân có thể nhiệt tình giúp bạn và khi một ngày kết thúc, cả nhà sẽ tận hưởng không khí quây quần bên nhau.

3. Phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của bạn

Mỗi chủ doanh nghiệp đều phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lĩnh vực họ muốn kinh doanh. Nếu bạn bán dược phẩm, bạn phải là một dược sỹ.

Trong trường hợp bạn vẫn thiếu kiến thức tương xứng về sản phẩm kinh doanh của mình, đã đến lúc đầu tư thời gian và tài chính để tiến hành những nghiên cứu nghiêm túc.

4. Chuẩn bị chu đáo về tài chính

Bạn có chuẩn bị về mặt tài chính ngay cả trong trường hợp việc kinh doanh sa sút? Hãy đảm bảo an toàn cho công việc hiện tại để doanh nghiệp nhỏ của bạn đủ sức chống chọi với sự sụt giảm bất thường thu nhập hay lượng khách hàng.

Bên cạnh đó, ngân quỹ cũng cần được quản lý một cách linh hoạt vì hoạt động khuyến mãi, quảng cáo và phân phối sản phẩm có thể rất tốn kém.

5. Chiến lược marketing khôn ngoan

Bất chấp việc sản phẩm của bạn tốt thế nào, bạn vẫn phải có chiến lược tiếp thị phù hợp. Sử dụng mọi hình thức quảng cáo bạn có thể nghĩ tới như báo chí, quảng cáo chuyên dụng, Internet... để quảng bá hình ảnh công ty.

Nếu bạn kinh doanh sản phẩm sẽ được sử dụng bởi nhóm khách hàng đặc biệt, bạn cần có chiến lược thích hợp để đưa sản phảm của mình tới nhóm khách hàng này. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh mặt hàng giấy vệ sinh, bạn có thể rải tờ rơi quảng cáo tại các bệnh viện, nhà mẫu giáo, khu chợ...

6. Lập website công ty

Một trong những điều quan trọng nhất đối với ngành kinh doanh của bạn là có trang web riêng. Giới thiệu công ty trên website giúp bạn vươn tới nhiều khách hàng trên toàn thế giới.

Nhiều người tiêu dùng thích shopping online và bạn sẽ bỏ lỡ nhóm đối tượng khách hàng đông đảo này nếu không cung cấp cho họ phương tiện để mua sắm trên mạng.

Về lâu dài, kế hoạch kinh doanh tốt, chiến lược marketing hiệu quả và tinh thần sẵn sàng làm việc, học hỏi sẽ giúp bạn kinh doanh tại nhà thành công.