Tôi không thể nào có thể sống mà không có điện thoại của tôi", đó là lời của Yuichi Koizumi, một người làm công ăn lương Nhật Bản.
Mặc dù không phải là một nhận xét gì mới lạ trên thế giới, phát biểu của Koizumi thực sự mang ý nghĩa.
Máy điện thoại cầm tay của anh này không phải là một chiếc điện thoại xịn thông thường.
Cùng với chức năng sử dụng thông thường là máy chơi nhạc, camera quay hình và lướt web, anh Koizumi cũng sử dụng chiếc máy làm TV, thẻ tín dụng và vé đi tàu hoả, máy bay.
"Đó là cuộc sống của tôi."
Những người khác ở Nhật Bản cũng sử dụng các điện thoại di động để định vị đường về nhà thông qua hệ thống định vị toàn cầu, hoặc dùng để ưa vé xem chiếu bóng, cập nhật thông tin trên trang blog cá nhân khi họ ở bất cứ đâu.
Nhưng các công nghệ này không có gì mới mẻ ở Nhật. Quốc gia này đã có các dịch vụ di động thế hệ sau trong suốt một thập niên qua.
Các công nghệ của Nhật Bản quá hiện đại, nhưng khi phần còn lại của thế giới đuổi theo, chúng tôi sẽ có nhiều hơn các cơ hội để xuất khẩu các công nghệ đó.
Ông Tsujimura, công ty NTT Nhật Bản
Nhật Bản cũng dẫn đầu phần còn lại của thế giới với việc bùng nổ điện thoại di động thế hệ thứ ba - 3G, số lượng lên tới 104 triệu máy đang được sử dụng.
Doanh số iPhones yếu
Do đó, Apple iPhone, khi đem ra so sánh, không có bất cứ tiến bộ cách mạng nào, như chính lời giám đốc điều hành Apple, Steve Job miêu tả.
Người Nhật rõ ràng không có ấn tượng gì như nhiều giới tiêu thụ toàn cầu khác, trước việc doanh số của iPhone bị sụt giảm một phần ba chỉ vài tháng sau khi được tung ra thị trường.
Các khách tiêu thụ Nhật Bản cũng tránh iPhones vì giá thành cao của loại máy này.
Máy iPhone 16 gigabyte giá thành 80.000 yên (800 đôla), trong khi giá điện thoại xịn loại rẻ nhất do Nhật sản xuất có giá bán chỉ hớn 300 đôla.
Nhiều người Nhật quen dùng ĐTDĐ trả phí đi tàu
Nhưng một câu hỏi lớn hơn đặt ra là tại sao các công nghệ điện thoại di động của Nhật Bản tới nay không hấp dẫn được các khách hàng trên thế giới.
Ông Kiyoyuki Tsujimura, một quan chức điều hành cao cấp của hãng NTT CoCoMo nói: "Vẫn còn quá sớm để phán xét".
'Quá hiện đại'
Ông Tsujimura nói thêm: "Các công nghệ của Nhật Bản quá hiện đại, nhưng khi phần còn lại của thế giới đuổi theo, chúng tôi sẽ có nhiều hơn các cơ hội để xuất khẩu các công nghệ đó".
Chính phủ chia sẻ quan điểm của ông Tsujimura và mới đây đã thông báo sẽ bắt đầu một chiến dịch thúc đẩy mạnh mẽ thị trường đối với công nghệ điện thoại di động của Nhật Bản ra nước ngoài.
Chính phủ tin rằng điện thoại bỏ túi phổ thông của Nhật có thể tạo ra một doanh thu đỉnh cao toàn cầu.
Công nghệ này dựa trên một loại chip vi tính nhỏ xíu gọi là FeliCa, đưa vào bên trong mỗi máy phone đi động. Nó sẽ giao tiếp với thiết bị đọc ở các cửa hàng, các nhà ga tàu hoả và các mày bán hàng trong các thanh toán không dùng tiền mặt.
Song quan chức của chính phủ ông Masayuki Ito thừa nhận: "Công nghệ điện thoại di động của Nhật có chiều hướng kiểu cách," và do đó không được khách tiêu thụ trên thế giới chào đón.
Thế nhưng trong kỷ nguyên của iPhone - cùng với việc các đối thủ cạnh tranh Hàn Quốc đang mở rộng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, các nỗ lực của Nhật Bản có thể xuất hiện hơi muộn.
No comments:
Post a Comment