26 May 2009

China-Vietnam's Year of Friendship turns fractious

The Straits Times (Singapore)
May 26, 2009 Tuesday

China-Vietnam's Year of Friendship turns fractious

Ian Storey, For The Straits Times



To commemorate the 60th anniversary of the establishment of diplomatic ties between Vietnam and China, the two countries have designated 2010 the 'Year of Friendship'. But if recent developments are anything to go by, amity is likely to be in short supply.

Vietnam and China normalised ties in 1991 after nearly two decades of hostility, and bilateral ties have improved since then. Two-way trade has blossomed and China is now Vietnam's largest trade partner. In 1999 and 2000, the two countries signed treaties delineating their land border as well as sea boundaries in the Gulf of Tonkin. But despite the progress, mutual suspicions persist. Vietnam in particular worries about the implications of its giant neighbour's rising power.

This year, two sets of incidents have brought the difficult relationship into sharp relief.

The first concerned China's economic role in Vietnam and the flood of Chinese-manufactured goods into the country. In March, the Vietnamese press reported that the country's trade deficit with China had reached the 'alarming' level of US $11 billion (S $16 billion), 57 times higher than in 2001. To offset the growing deficit, Hanoi has been encouraging Chinese firms to invest in Vietnam, but this has not always proved popular.

When Hanoi awarded a major contract to a Chinese firm to mine for aluminium oxide in the Central Highlands, for instance, it set off a torrent of criticism that the project would ruin the local environment, displace ethnic minorities and inundate the area with Chinese workers. Critics included General Vo Nguyen Giap, the 97-year old architect of Vietnam's military victories over France and the United States. He wrote a series of open letters to the government highlighting the strategic importance of the Central Highlands and warning against Chinese influence in the country.

The second set of incidents involves Vietnam and China's maritime boundary disputes in the South China Sea. Hanoi still contests Beijing's 1974 occupation of the Paracel Islands off Hainan Island, while both governments continue to claim sovereignty over the Spratly Islands (also claimed in whole or in part by Brunei, Malaysia, the Philippines and Taiwan). In addition, China claims sovereign rights in the oil- and gas-rich waters off Vietnam's south-east coast.

Vietnam has become increasingly alarmed at China's assertive behaviour in the South China Sea. Beijing has put pressure on foreign companies not to participate in offshore projects with Hanoi in waters claimed by China. Beijing has also increased naval patrols in the Paracels and Spratlys. In late 2007, the passage of legislation in China claiming both groups of islands provoked anti-Chinese protests by Vietnamese students.

On May 7, Vietnam lodged a submission with the United Nations Commission on the Limits of the Continental Shelf in order to stake its claims to the potentially rich maritime resources on the sea bed off the Vietnamese coast. China immediately branded the submission as a violation of its sovereignty and called on the UN commission to reject it. In a note verbale, China asserted its 'indisputable sovereignty, sovereign rights and jurisdiction over the South China Sea islands and their adjacent waters'. Attached to the note was a map showing Beijing's longstanding claims to virtually the entire South China Sea. Hanoi shot back, criticising the map as being without 'legal, historical and factual' basis.

Due to the power asymmetries in Sino-Vietnamese relations, Hanoi relies principally on diplomacy to manage its disputes with Beijing. The two sides have established working groups to discuss their overlapping claims, but this has yielded little progress. Vietnam has also supported Asean's efforts to mitigate the dispute, including the 2002 Asean-China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea which aims to freeze the status quo and encourage the disputants to engage in cooperative projects.

One such project was the 2005 Joint Marine Seismic Undertaking in which the state-owned energy companies of China, the Philippines and Vietnam agreed to explore for oil in contested waters. However, that agreement became embroiled in controversy in the Philippines and was quietly allowed to lapse in June last year.

Frustrated by the lack of progress in the diplomatic arena, and greatly concerned about Beijing's more assertive behaviour in the South China Sea, Hanoi has accelerated its military modernisation programme. In order to better defend its territorial claims and economic interests in the South China Sea, it has been prioritising the acquisition of more potent air and naval assets.

Since the mid-1990s, Vietnam has taken delivery of 12 Russian-built Sukhoi multirole jet fighters, and earlier this year sought to double its air power by ordering 12 more worth US $500 million. Over the past few years, Russia has also helped Vietnam beef up its navy by providing it with six corvettes and two guided-missile frigates. Last month, Russian media reported that state-owned arms exporter Rosoboronexport had agreed in principle to supply Vietnam with six ultra-quiet Kilo-class submarines worth US $1.8 billion. As Vietnam currently operates only two mini-submarines, these Russian submarines will give Hanoi a quantum leap in anti-submarine and anti-ship warfare capabilities, and will act as a deterrent to China's increasingly powerful naval forces. It will also furnish Vietnam with the most advanced undersea warfare capabilities in the whole of South-east Asia.

The 'Year of Friendship' may improve the atmospherics of Sino-Vietnamese relations but not its substance. Vietnam will continue to hedge against China's growing military muscle.

The writer is a fellow at the Institute of Southeast Asian Studies.

19 May 2009

The Almighty Renminbi?

THE 19th century was dominated by the British Empire, the 20th century by the United States. We may now be entering the Asian century, dominated by a rising China and its currency. While the dollar’s status as the major reserve currency will not vanish overnight, we can no longer take it for granted. Sooner than we think, the dollar may be challenged by other currencies, most likely the Chinese renminbi. This would have serious costs for America, as our ability to finance our budget and trade deficits cheaply would disappear.
Traditionally, empires that hold the global reserve currency are also net foreign creditors and net lenders. The British Empire declined — and the pound lost its status as the main global reserve currency — when Britain became a net debtor and a net borrower in World War II. Today, the United States is in a similar position. It is running huge budget and trade deficits, and is relying on the kindness of restless foreign creditors who are starting to feel uneasy about accumulating even more dollar assets. The resulting downfall of the dollar may be only a matter of time.

But what could replace it? The British pound, the Japanese yen and the Swiss franc remain minor reserve currencies, as those countries are not major powers. Gold is still a barbaric relic whose value rises only when inflation is high. The euro is hobbled by concerns about the long-term viability of the European Monetary Union. That leaves the renminbi.

China is a creditor country with large current account surpluses, a small budget deficit, much lower public debt as a share of G.D.P. than the United States, and solid growth. And it is already taking steps toward challenging the supremacy of the dollar. Beijing has called for a new international reserve currency in the form of the International Monetary Fund’s special drawing rights (a basket of dollars, euros, pounds and yen). China will soon want to see its own currency included in the basket, as well as the renminbi used as a means of payment in bilateral trade.

At the moment, though, the renminbi is far from ready to achieve reserve currency status. China would first have to ease restrictions on money entering and leaving the country, make its currency fully convertible for such transactions, continue its domestic financial reforms and make its bond markets more liquid. It would take a long time for the renminbi to become a reserve currency, but it could happen. China has already flexed its muscle by setting up currency swaps with several countries (including Argentina, Belarus and Indonesia) and by letting institutions in Hong Kong issue bonds denominated in renminbi, a first step toward creating a deep domestic and international market for its currency.

If China and other countries were to diversify their reserve holdings away from the dollar — and they eventually will — the United States would suffer. We have reaped significant financial benefits from having the dollar as the reserve currency. In particular, the strong market for the dollar allows Americans to borrow at better rates. We have thus been able to finance larger deficits for longer and at lower interest rates, as foreign demand has kept Treasury yields low. We have been able to issue debt in our own currency rather than a foreign one, thus shifting the losses of a fall in the value of the dollar to our creditors. Having commodities priced in dollars has also meant that a fall in the dollar’s value doesn’t lead to a rise in the price of imports.

Now, imagine a world in which China could borrow and lend internationally in its own currency. The renminbi, rather than the dollar, could eventually become a means of payment in trade and a unit of account in pricing imports and exports, as well as a store of value for wealth by international investors. Americans would pay the price. We would have to shell out more for imported goods, and interest rates on both private and public debt would rise. The higher private cost of borrowing could lead to weaker consumption and investment, and slower growth.

This decline of the dollar might take more than a decade, but it could happen even sooner if we do not get our financial house in order. The United States must rein in spending and borrowing, and pursue growth that is not based on asset and credit bubbles. For the last two decades America has been spending more than its income, increasing its foreign liabilities and amassing debts that have become unsustainable. A system where the dollar was the major global currency allowed us to prolong reckless borrowing.

Now that the dollar’s position is no longer so secure, we need to shift our priorities. This will entail investing in our crumbling infrastructure, alternative and renewable resources and productive human capital — rather than in unnecessary housing and toxic financial innovation. This will be the only way to slow down the decline of the dollar, and sustain our influence in global affairs.

Nouriel Roubini is a professor of economics at the New York University Stern School of Business and the chairman of an economic consulting firm.
http://www.nytimes.com/2009/05/14/opinion/14Roubini.html?scp=1&sq=Nouriel%20Roubini&st=cse

Nhân dân tệ sẽ thay thế USD? - Vietnamese

Trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times mới đây, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York), đã phân tích khả năng đồng tiền của Trung Quốc thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới.
Giáo sư Roubini dự báo, đồng Nhân dân tệ sẽ mất nhiều thời gian để
trở thành một đồng tiền dự trữ thay thế cho USD, nhưng điều này có thể xảy ra.

Ông nhận định, thế giới có thể đang bắt đầu bước vào thế kỷ của châu Á, thời kỳ mà Trung Quốc và đồng tiền của nước này ngự trị. Mặc dù vai trò của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ chính của thế giới sẽ không thể biến mất trong một sớm một chiều, nước Mỹ tới lúc này không còn có thể coi địa vị này là nghiễm nhiên nữa.

Từ quan điểm này, tác giả cho rằng, việc đồng USD bị thách thức bởi những đồng tiền khác, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, có thể xảy ra sớm hơn so với dự kiến của nước Mỹ.

Nếu xảy ra, điều này có thể sẽ gây ra những tác động xấu với nước Mỹ, khi mà khả năng bù đắp cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại bằng tiền vay lãi suất thấp sẽ không còn nữa.

Sự vươn lên của Nhân dân tệ

Giáo sư Roubini lấy dẫn chứng từ lịch sử cho thấy, những đế chế sở hữu đồng tiền dự trữ của thế giới đồng thời thường là chủ nợ ròng nước ngoài. Đế quốc Anh suy yếu và đồng Bảng mất địa vị đồng tiền dự trữ của thế giới khi nước này trở thành một con nợ ròng trong Chiến tranh Thế giới 2.

Ngày nay, nước Mỹ đang ở trạng thái tương tự. Nước này đang chịu mức thâm hụt ngân sách và thương mại khổng lồ và phải dựa vào sự “hào phóng” của các chủ nợ nước ngoài, tức các nhà đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ, để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Tuy nhiên, hiện các nhà đầu tư này đã bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc tích trữ thêm tài sản bằng đồng USD. Sự xuống dốc của đồng USD xuất phát từ thực tế này có thể chỉ còn là vấn đề thời gian.

Câu hỏi đặt ra lúc này là đồng tiền nào sẽ thay thế đồng USD? Giáo sư Roubini chỉ ra rằng, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ vẫn chỉ là những đồng tiền dự trữ nhỏ, do các quốc gia này không phải là những cường quốc lớn của thế giới.

Vàng thì chỉ được đánh giá cao trong thời kỳ khủng hoảng và lạm phát cao. Đồng Euro thì chịu áp lực từ những lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của liên minh tiền tệ châu Âu. Như vậy, chỉ còn lại đồng Nhân dân tệ.

Trung Quốc là một quốc gia chủ nợ với thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao, thâm hụt ngân sách thấp, tỷ lệ nợ công so với GDP thấp hơn nhiều so với Mỹ, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã có những bước tiến nhằm thách thức địa vị thống lĩnh của đồng USD. Cách đây chưa lâu, Bắc Kinh đã kêu gọi dùng quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - một rổ gồm các đồng USD, Euro, Bảng và Yên Nhật - để làm đồng tiền dự trữ số một mới của thế giới.

Do đó, vị giáo sư này cho rằng, chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ muốn đồng Nhân dân tệ của họ được đưa vào rổ tiền tệ này, cũng như đồng tiền này được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong thương mại song phương.

Mặc dù vậy, theo quan điểm của Roubini, ở thời điểm hiện nay, đồng Nhân dân tệ còn chưa sẵn sàng để đạt tới vai trò đồng tiền dự trữ.

Để đạt tới sự sẵn sàng này, Trung Quốc trước hết cần phải nới lỏng những hạn chế đối với các dòng tiền ra vào nước này, cho phép đồng Nhân dân tệ tự do chuyển đổi hoàn toàn trong các giao dịch ngoại hối, tiếp tục hoạt động cải cách tài chính trong nước, và tăng cường tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.

Ông Roubini dự báo, đồng Nhân dân tệ sẽ mất nhiều thời gian để trở thành một đồng tiền dự trữ, nhưng điều này có thể xảy ra. Trung Quốc đã tăng cường vai trò đồng tiền của họ bằng cách thiết lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với nhiều quốc gia, trong đó có Argentina, Belarus và Indonesia và cho phép các định chế tài chính ở Hồng Kông phát hành trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ. Đây là bước tiến đầu tiên tới việc thiết lập một thị trường sâu rộng ở cấp độ trong nước và quốc tế cho đồng tiền này.

Tác động đối với nước Mỹ

Về tác động của sự chuyển biến trên đối với nước Mỹ, bài viết cho rằng, nếu Trung Quốc và các quốc gia khác đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ của họ thay vì chỉ dự trữ đồng USD (chắc chắn điều này cuối cùng sẽ xảy ra), nước Mỹ sẽ chịu tác động bất lợi.

Quốc gia này đã gặt hái được những lợi ích lớn về mặt tài chính từ việc đồng USD là đồng tiền dự trữ. Đặc biệt, thị trường lớn mạnh cho đồng USD cho phép nước Mỹ vay nợ được với mức lãi suất có lợi hơn.

Nhờ đó, nước Mỹ mới có thể bù đắp được những khoảng thâm hụt ngân sách lớn trong một thời gian dài hơn và với mức lãi suất thấp hơn, nhờ nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu kho bạc Mỹ giúp giữ lợi suất của loại tài sản ở mức thấp.

Nước Mỹ chỉ cần phát hành nợ bằng đồng tiền của chính mình, thay vì bằng một đồng tiền nước ngoài, do đó, mọi tổn thất từ sự xuống giá của đồng USD đều được dồn sang cho các chủ nợ mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Việc giá các loại hàng hóa được ấn định bằng đồng USD cũng đồng nghĩa với việc, sự mất giá của đồng USD không dẫn tới sự lên giá của hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Tới đây, tác giả bài viết đặt câu hỏi: thử tưởng tượng một thế giới mà ở đó Trung Quốc có thể vay và cho vay trên thị trường quốc tế bằng đồng tiền của nước này? Đồng Nhân dân tệ, thay vì đồng USD, rốt cục trở thành phương tiện thanh toán trong thương mại và một đơn vị kế toán trong định giá các mặt hàng xuất nhập khẩu, cũng như một kênh lưu trữ giá trị cho tài sản của các nhà đầu tư quốc tế.

Nước Mỹ khi đó sẽ phải trả giá. Họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn để nhập khầu hàng hóa, lãi suất đánh vào các khoản nợ cả công lẫn tư cùng tăng. Phí vay nợ cá nhân cao hơn có thể dẫn tới sự suy yếu của tiêu dùng và đầu tư, rồi suy yếu tăng trưởng.

Theo quan điểm của Giáo sư Roubini, có lẽ phải mất cả thập kỷ nữa đồng USD mới suy yếu tới mức đó, nhưng điều này có thể xảy ra sớm hơn nếu nước Mỹ không giải quyết được đống đổ nát tài chính hiện nay.

Tác giả khuyến cáo, điều mà người Mỹ và Chính phủ nước này cần làm là hạn chế vay mượn và chi tiêu, đồng thời theo đuối sự tăng trưởng không dựa trên những đợt bong bóng tài sản và tín dụng.

Trong suốt hai thập kỷ qua, nước Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn những gì họ làm ra, khiến nợ nước ngoài ra tăng tới mức không bền vững. Một hệ thống mà ở đó đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới đã cho phép nước Mỹ kéo dài hoạt động vay nợ bất cẩn.

Cuối cùng, tác giả nhận định, giờ đây, địa vị của đồng USD không còn an toàn nữa, và nước Mỹ cần dịch chuyển ưu tiên của họ. Điều này đòi hỏi đầu tư vào cơ sở nâng cấp hạ tầng, những nguồn tài nguyên tái sinh và thay thế, nguồn nhân lực có năng suất lao động cao, thay vì kỳ vọng vào những khoản đầu tư trên thị trường địa ốc và những sản phẩm cho vay nhiều rủi ro trong ngành tài chính.

Tác giả bài viết khẳng định, đây sẽ là cách duy nhất để giảm tốc sự trượt dốc của đồng USD, và duy trì sức ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế.

Theo Kiều Oanh
VnEconomy

11 May 2009

Beijing Learns to be a SuperpowerBắc Kinh học làm siêu cường

by Willy Lam / both English and Vietnamese version
Năm 2009 sẽ đi vào lịch sử như là một bước ngoặt trong sự mở mang ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có thể đã giáng một đòn vào kinh tế Trung Quốc nhưng khó mà cản được giới lãnh đạo Trung Quốc phóng chiếu một cách hăng hái cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm. Họ có thể làm được điều đó không chỉ nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự tăng nhanh của Trung Quốc mà còn nhờ sự suy giảm ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh Iraq và sự tan rã của các định chế tài chính của Mỹ.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang đẩy mạnh “nền ngoại giao gần-như-siêu-cường” (quasi-superpower diplomacy) nhằm củng cố sự nổi trội của Trung Quốc trong một trật tự thế giới mới. Mặc dù Tổng thống Barack Obama vừa khởi động chiến dịch thu hút ở châu Âu và châu Mỹ Latin, không thể phủ nhận rằng ông Hồ đã đánh cắp được một ít sự chú ý mà theo truyền thống vẫn dành cho người lãnh đạo của Thế giới Tự do.

Ví dụ, tại buổi chụp ảnh chung của hội nghị G20 ở Luân Đôn mới đây, lãnh tụ Trung Quốc được xếp ngồi cạnh Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị và Thủ tướng Gordon Brown, người chủ trì hội nghị. Truyền thông chính thống Trung Quốc đã đăng tải rất nhiều lời bình luận của các quan sát viên phương Tây rằng hội nghị G20 đã biến dạng thành G2, nghĩa là hội nghị tay đôi giữa siêu cường duy nhất của thế giới và một gần-như-siêu-cường đang nổi lên. Cũng đã có những lời bàn tán về Thời đại Hòa bình kiểu Mỹ-Trung (Pax Americhina / Chinamerica) thống trị địa chính trị của thế kỷ 21.

Hình ảnh Trung Quốc như một con rồng phun lửa cũng đã hiện rõ trên màn ảnh truyền hình khắp thế giới khi Hải quân Trung Quốc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 ở thành phố cảng Thanh Đảo cuối tháng trước. Đại diện quân đội của 29 quốc gia đã chứng kiến tận mắt Hải quân Trung Quốc phô diễn những chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do chính họ chế tạo và những khí tài quân sự tiên tiến. Một tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (Liang Guanglie) đã nói với người tương nhiệm Nhật Bản đang viếng thăm Trung Quốc Yasukazu Hamada rằng Quân Giải phóng Nhân dân (People's Liberation Army - PLA) đang xúc tiến chương trình xây dựng tàu chở máy bay. Các chuyên gia phương Tây nghĩ rằng PLA có kế hoạch xây dựng bốn tàu chở máy bay trong một thập niên sắp tới. Bắc Kinh cũng đang tháo gỡ các chướng ngại để đưa một phi hành gia Trung Quốc đổ bộ lên mặt trăng vào năm 2015. Tất cả những chuyện này thêm vào một sự phóng chiếu sức mạnh không-gì-cản-nổi rất hiếm hoi trong lịch sử 5000 năm của Trung Hoa.

Ông Hồ, người đồng thời là Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương – tương đương với chức tổng tư lệnh, đã thực hiện những sự điều chỉnh quan trọng đối với các chính sách an ninh và ngoại giao của những người tiền nhiệm. Ông Đặng Tiểu Bình, vị trưởng lão đã quá cố, từng đặt ra một loạt phương châm từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990: trong chính sách đối ngoại, “giữ tư thế thấp và không bao giờ lãnh đạo”; đối với Hoa Kỳ thì “tránh đối đầu, tìm cơ hội hợp tác”. Những phương châm này đã thay đổi một chút vào giữa thập niên 1990; từ giữa thập niên 1990 trở về sau, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đi tiên phong trong cái gọi là “chính sách ngoại giao cường quốc trong bầu không khí toàn cầu có một siêu cường và vài cường quốc”; điều đó có nghĩa là Trung Quốc nên hợp tác với các cường quốc khác như Nga, Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu để chuyển hóa “trật tự thế giới đơn cực” do Hoa Kỳ thống trị thành một “trật tự thế giới đa cực”.

Tuy nhiên dưới thời ông Giang, Trung Quốc tiếp tục tránh né những xung đột trực tiếp với siêu cường duy nhất. Và mối quan hệ giữa ban lãnh đạo của ông Giang và chính quyền Bill Clinton nói chung là ổn định. Cũng trong thời gian đó, ông Giang cố gắng thuyết phục các nước láng giềng của Trung Quốc rằng Bắc Kinh gắn bó với chiến lược “trỗi dậy hòa bình”, nghĩa là sự nổi lên của Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với các nước khác.

Ảnh hưởng kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đã mở rộng một cách ngoạn mục dưới thời ông Hồ, lên cầm quyền từ cuối năm 2002. Tự coi mình là một gần-như-siêu-cường, Bắc Kinh đã không còn e thẹn lảng tránh những cuộc ganh đua trực diện với Hoa Kỳ, đối thủ cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc. Đối với Bộ Chính trị do ông Hồ lãnh đạo, nền ngoại giao gần-như-siêu-cường có nghĩa là Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng ở tất cả các khu vực, từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho đến châu Phi và châu Mỹ Latin, và trong các tổ chức toàn cầu như Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Chê trách Washington đã không điều hành được các công ty tài chính đa quốc gia của mình, Bắc Kinh đang ráo riết vận động cho một “cơ cấu tài chính toàn cầu mới”, cắt gọt bớt sự thống trị của Mỹ. Điều có ý nghĩa nhất là Bắc Kinh đang cố ngăn cản không quân và hải quân Mỹ thống lĩnh vùng châu Á-Thái Bình Dương. Và PLA đang phát triển hỏa lực đủ mạnh để vượt qua “một chính sách kiềm chế chống Trung Quốc”, giả định là do Mỹ dẫn đầu và bị xúi giục bởi các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Úc.

Trong một sự điều chỉnh rõ ràng “học thuyết trỗi dậy hòa bình”, các sĩ quan quân đội và nhà phân tích quân sự Trung Quốc nói rằng, để giành được quy chế toàn cầu tương xứng với sức mạnh toàn diện của Trung Quốc, PLA không nên chỉ tìm kiếm những vũ khí tinh xảo mà còn phải thường xuyên chuẩn bị chiến tranh để bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Theo tướng Zhang Zhaoyin, PLA phải từ bỏ học thuyết lỗi thời “xây dựng một quân đội hướng tới hòa bình trong một thời đại hòa bình”. Viết trên tờ nhật báo chính thức Quân Giải phóng, tướng Zhang lập luận rằng “chuẩn bị tác chiến, đánh trận và chiến thắng luôn luôn là nhiệm vụ cơ bản của quân đội”. “Quân Giải phóng PLA phải không bao giờ đi chệch khỏi học thuyết ‘tích cực chuẩn bị chiến tranh, tìm cách chiến thắng mọi cuộc chiến’”, tướng Zhang – đang là Phó tư lệnh quân đoàn ở Quân khu Thành Đô, nói thêm.

Nhà chiến lược Jin Yinan thừa nhận lý thuyết rằng “Trung Quốc không thể trỗi dậy giữa tiếng hót của chim sơn ca và vũ điệu của bầy chim én”, đề cập tới những thú vui bình lặng của thời hòa bình. Ông Jin, giảng dạy tại Đại học Quốc phòng quốc gia Trung Quốc (National Defense University - NDU) chỉ ra rằng trong cuộc tìm kiếm sự vĩ đại, Trung Quốc phải “dò tìm một con đường qua gai góc và cỏ rậm”. “Khi một quốc gia và một dân tộc đã đi tới một khoảnh khắc quyết định, các lực lượng vũ trang thường giữ vai trò rường cột, then chốt” trong việc bảo đảm sẽ đạt được những mục tiêu của quốc gia”, ông Jin nói.

Điều đặc biệt làm các nước láng giềng của Trung Quốc phải cảnh giác là một số sĩ quan diều hâu trong PLA muốn chỉnh đốn lại một học thuyết khác của Đặng Tiểu Bình về cách thức xử lý những vụ tranh chấp chủ quyền với các lân bang. Ông Đặng yêu cầu “gác sự tranh chấp chủ quyền và tập trung vào liên kết phát triển”. Theo Thiếu tướng hải quân Yang Yi, một giáo sư khác của NDU, phương châm của ông Đặng “phải dựa trên tiền đề rằng chủ quyền thuộc về Trung Quốc”. Ông ta cảnh cáo các nước mà ông ta không nêu tên rằng, sẽ là rất “nguy hiểm” nếu nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ không dùng vũ lực đơn giản chỉ vì muốn nuôi dưỡng sự phát triển hòa bình và đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế. “Lực lượng quân sự mạnh là một bức tường thành nâng cao quyền lợi quốc gia”, ông Yang chỉ ra. “Hải quân Trung Quốc là một lực lượng ngăn chặn hùng hậu sẽ cản trở các nước khác vô cớ xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc trên mặt biển”.

Đáng chú ý hơn nữa, bình luận viên Huang Kunlun của nhật báo Quân Giải phóng còn nêu lên ý niệm về “biên giới quyền lợi quốc gia”. Ông Huang lập luận rằng, quyền lợi quốc gia của Trung Quốc vượt xa ra ngoài lãnh thổ, lãnh hải và không phận để bao gồm cả những khu vực như các đại dương mênh mông mà các tàu chở dầu của Trung Quốc qua lại, cũng như khoảng không vũ trụ. “Các quyền lợi quốc gia của chúng ta mở rộng tới đâu thì đó là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang”, ông Huang viết. “Do nhiệm vụ lịch sử mới của chúng ta, các lực lượng sẽ không chỉ bảo vệ ‘biên giới lãnh thổ’ mà con bảo vệ cả ‘biên giới quyền lợi quốc gia’”. “Chúng ta cần phải bảo vệ không chỉ các quyền lợi về an ninh quốc gia mà cả những quyền lợi liên quan tới sự phát triển quốc gia [trong tương lai]”, ông ta viết thêm. Cái quan niệm lạ lùng này sẽ làm gia tăng đáng kể phạm vi “hợp pháp” mà quân PLA có thể hoạt động.

Có vẻ hiển nhiên rằng thái độ diều hâu mà các sĩ quan PLA này thể hiện chủ yếu nhắm vào Hoa Kỳ, nước được coi là sự kiềm chế nghiêm trọng nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và chiến lược của ông Hồ chính xác là bước vào khoảng trống trong ảnh hưởng toàn cầu gây ra do sự cạn kiệt sức mạnh của Mỹ. Quân đội Mỹ đã bị trói chân tại Iraq và Afghanistan, ở một mức độ nào đó đã triệt tiêu khả năng của Washington trong vai trò cảnh sát toàn cầu.

Tệ hơn nữa, Hoa Kỳ đã đánh mất phần lớn cơ sở đạo đức – cũng như quyền lực mềm – mà đất nước này từng có. Sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính và tập đoàn công nghiệp Mỹ đã thể hiện sự yếu kém trong “mô hình Mỹ về chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh”. Trái lại, “mô hình Trung Quốc” – một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đi kèm với sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nhiều phương diện của xã hội – đã giành được sự kính nể ở nhiều phần khác nhau của thế giới.

Quan trọng hơn nữa, sự thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ đã khích lệ ban lãnh đạo của ông Hồ trong những tính toán địa chính trị của họ. Vào đầu thập niên 1990, chủ tịch lúc ấy là ông Giang Trạch Dân đã nêu cho các cố vấn đối ngoại của mình câu hỏi sau đây: có phải Trung Quốc cần Hoa Kỳ nhiều hơn Hoa Kỳ cần Trung Quốc hay không, và bao nhiêu? Theo định lượng, nếu mức độ cân bằng của sự phụ thuộc lẫn nhau được xác định là 50-50 thì “tỷ lệ phụ thuộc lẫn nhau” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vào đầu tới giữa thập niên 1990 được các chuyên gia Trung Quốc xác định trong khoảng 70-30. Tỷ lệ này thay đổi thành 65-35 vào điểm giao thời giữa hai thế kỷ. Sau cuộc chiến tranh Iraq và đặc biệt sau cơn sóng thần tài chính, một số nhà chiến lược ở Bắc Kinh nghĩ rằng tỷ lệ này hiện thay đổi trong khoảng 60-40 hoặc 55-45.

Những diễn biến gần đây chứng tỏ một thực tế rằng ít nhất trong lĩnh vực kinh tế, một tỷ lệ cân bằng nào đó đã đạt được giữa hai quốc gia. Trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc thì Trung Quốc cũng là người mua nhiều nhất công trái của chính phủ Mỹ và các loại cổ phiếu khác. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã công khai đặt nghi vấn về “sự an toàn” của những tài sản Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ. Chính vì một phần các thực tế này mà chính quyền Obama đã hạ giọng khi phê phán chính sách tỷ giá của Trung Quốc và những cung cách buôn bán gây tranh cãi khác. Washington cũng đã bỏ bớt những lời bình phẩm tiêu cực về thành tích nhân quyền của Bắc Kinh cũng như chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Tân Cương.

Theo ông Chen Xiangyang, nhà chiến lược cao cấp của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (China Institute of Contemporary International Relations), Bắc Kinh muốn “chiếm thế thượng phong, giành quyền chủ động” trong cuộc ganh đua địa chính trị toàn cầu. “Chúng tôi muốn quảng bá tiếng nói của Trung Quốc, bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc và mở rộng quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”, ông ta chỉ ra. Một ví dụ là thái độ chủ động “tiên hạ thủ” mà Trung Quốc thể hiện tại hội nghị G20.

Vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh tại Luân Đôn vào đầu tháng Tư, Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý của thế giới bằng cách đưa ra đề nghị nên dùng “quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thay cho đồng đô la Mỹ làm “đồng tiền toàn cầu mới” mà các quốc gia giữ làm dự trữ. Ban lãnh đạo của ông Hồ còn muốn thúc đẩy tiếng nói của các nước đang phát triển trong Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Trong lúc đề nghị của Trung Quốc về đồng tiền toàn cầu mới không được thảo luận một cách nghiêm chỉnh tại hội nghị Luân Đôn, tư thế của nước này như là một người khởi xướng những sáng kiến toàn cầu được nâng lên rất nhiều.

Một ví dụ khác về sự quyết đoán mới tìm thấy ở Bắc Kinh là cái gọi là “ngoại giao đường đỏ” (red-line diplomacy). Trong các hồ sơ nội bộ, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập tới việc “vẽ những đường đỏ” chung quanh các khu vực và các vấn đề được coi là sinh tử đối với quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc mà các thế lực nước ngoài không được phép đụng vào. Ngoại giao đường đỏ đã được triển khai, chẳng hạn, nhằm cô lập đức Đạt Lai Lạt Ma, chủ nhân giải Nobel Hòa bình đang lãnh đạo phong trào Tây Tạng lưu vong. Hồi tháng Ba, chính phủ Nam Phi quyết định ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma tham dự một hội nghị hòa bình quốc tế ở Johannesburg. Sau quyết định bất ngờ của Pretoria, một số người được giải Nobel và đã được chính thức mời tham dự hội nghị đã tẩy chay sự kiện này, về sau thì sự kiện cũng bị hủy bỏ.

Trước đó, Bắc Kinh từng “treo” quan hệ bình thường với Pháp sau khi Tổng thống Nicolas Sarkozy gặp gỡ đức Đạt Lai Lạt Ma tháng 11 năm ngoái. Quan hệ đã được phục hồi – và các ông Hồ và Sarkozy đã có một “hội nghị thượng đỉnh mini” ở Luân Đôn – chỉ sau khi Paris đưa ra một tuyên bố nói rằng Pháp không ủng hộ sự độc lập của Tây Tạng.

Cùng thời gian này, chính phủ Trung Quốc rủng rẻng tiền bạc đã cam kết dành ra khoảng 6,62 tỉ đô la Mỹ để khuếch trương “tuyên truyền hải ngoại”, nhằm mở rộng quyền lực mềm ra toàn cầu. Những phương tiện truyền thông nổi bật của nhà nước Trung Quốc, nhất là Đài truyền hình trung ương và thông tấn xã Tân Hoa, sẽ nâng cấp đáng kể các chương trình và cung cấp tin tức theo nhiều ngôn ngữ cho công chúng châu Âu và châu Á. Cũng đã đặt lên bàn thiết kế một kênh thời sự bằng tiếng Anh, rập theo khuôn của đài Al Jazeera nhằm cho phép thế giới nắm được lập trường của Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề từ chính trị, tài chính tới văn hóa và tôn giáo.

Mũi tấn công chủ yếu của chiến dịch tự tán dương và cưỡng ép của Bắc Kinh là nhằm thuyết phục thế giới về tính ưu việt của “mô hình Trung Quốc’ trong cách cai trị. Như ông Yu Keping, một nhà khoa học chính trị của Đại học Bắc Kinh chỉ ra, mô hình Trung Quớc đã “làm phong phú kiến thức của chúng ta về luật pháp và con đường tiến tới sự phát triển xã hội và thúc đẩy sự phát triển nhiều giai đoạn của nền văn minh nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa”. Còn theo ông Zhao Yao, giáo sư trường Đảng trung ương, mô hình Trung Quốc đáng được xiển dương tối đa bởi vì “nó đã cứu vớt phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới”. “Thông qua chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc, những triển vọng mới đã mở ra cho chủ nghĩa xã hội”, ông Zhao viết.

Liệu ban lãnh đạo của ông Hồ sẽ thành công trong cuộc cách mạng quyền lực toàn cầu của họ hay không? Phần lớn còn tùy thuộc vào việc liệu Bắc Kinh có muốn và có khả năng hành động như một thành viên tuân thủ luật pháp – cái mà Washington có lần gọi là một ‘cổ đông có trách nhiệm’ – của cộng đồng quốc tế hay không. Tuy nhiên, hình ảnh của Trung Quốc đã bị giáng một đòn nặng nề trong vụ phóng tên lửa liên lục địa gần đây của một nhà nước đồng minh và khách hàng của Trung Quốc: Bắc Hàn. Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ không chê trách Bình Nhưỡng mà còn cố ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc áp đặt sự cấm vận mới lên chế độ của Kim Jong-il. Hành vi vô trách nhiệm của Bắc Kinh đã gợi cho thế giới nhớ lại những quan hệ tương tự mà Bắc Kinh duy trì với một loạt nhà nước hạ đẳng như Miến Điện, Sudan, Angola và Zimbabuê.

Một lý do tại sao Bắc Kinh có vẻ chịu đựng chính sách bên miệng hố chiến tranh của Bình Nhưỡng là Trung Quốc muốn dùng “con bài Bắc Hàn” trong bang giao với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn. Tuy nhiên, lập trường bất cần đạo lý của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm cho các nước này và nhiều nước khác xa lánh. Dẫu sao, mặt tiêu cực của chính sách ngoại giao gần-như-siêu-cường của Bắc Kinh nằm ở chỗ nó sẽ trao thêm vũ khí chi những người phê phán Trung Quốc – và tạo lòng tin cho “học thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc”. Học thuyết này hiện đã phổ biến rộng rãi ở một số quốc gia châu Á theo sau thái độ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ gần đây với Nhật Bản (chung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và với Philippines (chung quanh bãi san hô Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Huang Yan). Nếu những cuộc xung đột này leo thang, có thể nhiều quốc gia bao gồm Nhật Bản, Philippines và Nam Hàn sẽ tìm cách liên kết với Mỹ để tái khởi động một “chính sách kiềm chế” chống lại một nước có thể gần-như-siêu-cường.

Một yếu tố quan trọng cản trở “bước đại nhảy vọt” của Trung Quốc là sự trì trệ của công cuộc cải cách chính trị bên trong nước này. Từ năm ngoái, Chủ tịch Hồ đã khoái trá phục hồi những định chế Mao-ít chẳng hạn như “tập trung dân chủ”, một uyển ngữ chỉ sự khuếch đại quyền lực của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tự do hóa chính trị đã bị đóng băng. Trong khi đó quyền lực của PLA cũng gia tăng bởi vì vai trò của nó không chỉ là để khuếch trương sự vươn ra toàn cầu của Trung Quốc mà còn để đàn áp khoảng 100.000 vụ phản kháng, bạo loạn và xáo trộn bùng ra mỗi năm ở đất nước Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là nó chỉ trả lời cho một nhóm các cán bộ chóp bu của Đảng Cộng sản như ông Hồ, người cũng đòi hỏi sự ủng hộ của giới quan chức cấp cao để duy trì thế độc tôn của phe nhóm của chính ông ta trong Đảng Cộng sản.

Việc các lực lượng vũ trang Trung Quốc không phải chịu sự kiểm tra và cân bằng đáng kể nào đã làm dấy lên mối quan ngại trong các nước láng giềng của Trung Quốc rằng các tướng lĩnh, có thể vì quyền lợi của riêng họ mà đẩy đất nước vào một chính sách ngoại giao phiêu lưu, theo chủ nghĩa bành trướng. Việc ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối bãi bỏ những tín điều của Mao Trạch Đông như “sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với các lực lượng vũ trang” và “sự tổng hợp những yêu cầu hòa bình và chiến tranh” đã làm sứt mẻ sức hấp dẫn toàn cầu của mô hình Trung Quốc và làm suy giảm khả năng sống sót của chính sách ngoại giao gần-như-siêu-cường của Bắc Kinh.

* Willy Lam là giáo sư về Trung Quốc học tại Đại học quốc tế Akiat, Nhật Bản và phụ tá giáo sư về lịch sử tại Đại học Trung Hoa, Hồng Kông.
++++++++++++++++++++++++++++
Posted May 1, 2009
The year 2009 will go down in history as a watershed for the expansion of China’s global clout. The world financial crisis may have dealt the Chinese economy a blow, but it has hardly deterred the Chinese Communist Party leadership from aggressively projecting both hard and soft power. This has been made possible by not only China’s fast-growing economic and military might but also the decline of America’s international influence in the wake of the Iraq war and the meltdown of its financial institutions.

Beijing Hu JintaoPresident Hu Jintao, who heads the CCP’s Leading Group on Foreign Affairs, is pushing “quasisuperpower diplomacy” to consolidate China’s pre-eminence in the new world order. Despite the charm offensive launched in Europe and Latin America by President Barack Obama, there is no denying that Mr. Hu has stolen some of the limelight traditionally accorded the leader of the Free World.

For example, at photo ops at the G20 conclave in London, the Chinese supremo was seated right next to Queen Elizabeth II and host Prime Minister Gordon Brown. The official Chinese media has made much of comments by Western observers that the G20 has morphed into the G-2, namely the world’s lone superpower and the rising quasisuperpower. There is also talk of a Pax Americhina, or Chinamerica, dominating 21st-century geopolitics.

The image of China as the fire-spitting dragon was etched onto television screens around the world as the Chinese Navy celebrated its 60th birthday in the port city of Qingdao late last month. Military representatives from 29 countries were on hand to witness the Chinese navy showing off its first indigenously manufactured nuclear submarines and other state-of-the-art hardware. One month earlier, Defense Minister Liang Guanglie had told visiting Japanese counterpart Yasukazu Hamada that the People’s Liberation Army was going ahead with its program of building aircraft carriers. Western experts think the PLA has plans to construct up to four flat-tops in the coming decade. Beijing is also pulling out the stops to land a Chinese astronaut on the moon by 2015. All these add up to a no-holds-barred power projection that is rare in China’s 5,000-year history.

Mr. Hu, who is also chairman of the Central Military Commission, the equivalent of commander-in-chief, has made major revisions to the foreign and security policies of his predecessors. Deng Xiaoping, the late patriarch, laid down this series of dictums in the late 1980s and early 1990s: In foreign policy, “take a low profile and never take the lead”; and regarding the United States, “avoid confrontation and seek opportunities for cooperation.” This changed slightly in the mid-1990s; former President Jiang Zemin pioneered from the mid-1990s onward a so-called “great power diplomacy under the global climate of one superpower, several great powers,” meaning that China should work together with other great powers such as Russia, Japan and the European Union to transform a “unipolar world order”—one that is dominated by the U.S.—into a “multipolar world order.”

However, under Mr. Jiang, China continued to avoid direct conflicts with the lone superpower. And the relationship between the Jiang leadership and the Clinton administration was by and large stable. At the same time, Mr. Jiang tried to persuade

China’s neighbors that Beijing was sticking to a “peaceful rise” strategy, that is, the Middle Kingdom’s emergence would not pose a threat to them.

China’s economic, military and diplomatic clout had expanded dramatically by the time Mr. Hu took over in late 2002. Seeing itself as a quasisuperpower, Beijing is no longer shying away from frontal contests with the U.S., China’s strategic competitor. For the Hu-led Politburo, quasisuperpower diplomacy means China will expand its influence in regions ranging from the Association of Southeast Asian Nations bloc to Africa and Latin America—and in global bodies such as the United Nations, the World Bank and the International Monetary Fund.

Blaming Washington for failing to regulate its multinational financial firms, Beijing is lobbying hard for a “new global financial architecture” shorn of U.S. domination. Most significantly, Beijing is trying to prevent American naval and air power from dominating the Asia-Pacific Region. And the PLA is developing enough firepower to thwart an “anti-China containment policy” supposedly spearheaded by Washington and abetted by such U.S. allies as Japan, South Korea, the Philippines and Australia.

In an apparent revision of the “peaceful rise theory,” China’s military officers and analysts are saying that to attain a global status commensurate with China’s comprehensive strength, the PLA should not only seek sophisticated weapons but also be constantly primed for warfare to defend China’s core interests. According to General Zhang Zhaoyin, the PLA must abandon the outdated doctrine of “building a peace-oriented army at a time of peace.” Writing in the official Liberation Army Daily, General Zhang argued that “preparing for battle, fighting wars, and winning wars have always been the fundamental tasks of the army.” “The PLA must never deviate from the doctrine of ‘being assiduous in preparing for warfare, and seeking to win wars,’” added Mr. Zhang, who is the deputy commander of a Group Army in the Chengdu Military Region.

Strategist Jin Yinan has posited the theory that “China can not emerge in the midst of nightingale songs and swallow dances,” a reference to the placid pleasures of peacetime. Mr. Jin, who teaches at the National Defense University, indicated that China had to “hack out a path through thorns and thistles” in its search for greatness. “When a country and a people have reached a critical moment, the armed forces often play the role of pivot and mainstay” in ensuring that national goals are met, Mr. Jin noted.

What is alarming particularly to China’s neighbors is that a number of hawkish PLA officers want to fine-tune yet another Deng doctrine on how to handle sovereignty disputes with nearby states, namely, “shelve sovereignty disputes and focus on joint development.” According to Rear Admiral Yang Yi, an NDU professor, Deng’s dictum “must be based on the premise that sovereignty belongs to China.” He warned unnamed countries that it is “dangerous” to assume that Beijing would not resort to force simply due to its anxiety to foster peaceful development and to polish its international image. “Strong military force is a bulwark for upholding national interests,” Mr. Yang pointed out. “The Chinese navy is a strong deterrent force that will prevent other countries from wantonly infringing upon China’s maritime interests.”

More significantly, Liberation Army Daily commentator Huang Kunlun has raised the notion of “the boundaries of national interests.” Mr. Huang argued that China’s national interests had gone beyond its land, sea and air territories to include areas such as the vast oceans traversed by Chinese oil freighters—as well as outer space. “Wherever our national interests have extended, so will the mission of our armed forces,” Mr. Huang wrote. “Given our new historical mission, the forces have to not only safeguard the country’s ‘territorial boundaries’ but also its ‘boundaries of national interests.’” “We need to safeguard not only national-security interests but also interests relating to [future] national development,” he added. This novel concept would vastly increase the “legitimate” areas where the PLA can operate.

There seems little doubt that the hawkishness demonstrated by these PLA officers is in large measure aimed at the U.S., which is seen as the most serious constraint on China’s rise. And Mr. Hu’s strategy is precisely to step into the vacuum in global influence that is due to the depletion of American might. That U.S. troops are bogged down in Iraq and Afghanistan has deprived to some extent Washington’s ability to play the role of global cop.

Worse, the U.S. has lost much of the moral high ground—as well as soft power—that it used to have. The wholesale collapse of American banks, insurance companies and manufacturing giants has shown weaknesses in the “American model of laissez-faire capitalism.” By contrast, the “China model”—a socialist market economy coupled with tight government control over many aspects of society—has gained respect in disparate parts of the world.

More significantly, the mutating power equation between China and the U.S. has emboldened the Hu leadership in its geopolitical calculus. In the early 1990s, then-President Jiang began asking his foreign-affairs aides this question: whether China needs the U.S. more than it needs China—and by how much. If, in quantitative terms, an equal degree of interdependence is characterized as 50 to 50, the “ratio of interdependence” between China and the U.S. in the early to mid-1990s was reckoned by Chinese experts as around 70 to 30. This figure changed to 65 to 35 by the turn of the century. In the wake of the Iraqi crisis and, in particular, the financial tsunami, a number of Beijing strategists think the ratio has changed to between 60 to 40 and 55 to 45.

Recent developments have testified to the fact that at least in the economic realm, a kind of rough parity has been obtained between the two countries. While the U.S. is China’s largest export market, China is also the biggest buyer of American government bonds and other securities. Premier Wen Jiabao has openly queried the “safety” of these Chinese-held U.S. assets. It is partly due to these new realities that the Obama administration has toned down its criticism of China’s exchange-rate policy and other controversial trading practices. Washington has also curtailed negative comments of Beijing’s human-rights record as well as its policy toward Tibet and Xinjiang.

According to Chen Xiangyang, a senior strategist at the China Institute of Contemporary International Relations, Beijing wants to “occupy the vantage point” and “seize the initiative” in global geopolitical contention. “We want to articulate China’s voice, safeguard China’s image and expand China’s national interests,” he pointed out. One example is the proactive, “strike-first” posture struck by China at the G20 meeting.

A couple of weeks before the London summit in early April, Beijing captured the world’s attention by suggesting that “special drawing rights” of the IMF should replace the U.S. dollar as the “new global currency” in which countries hold their reserves. The Hu leadership also wants to boost the say of developing countries in the World Bank and the imf. While China’s proposal about the new world currency was not seriously discussed in London, the country’s profile as the originator of global initiatives was raised tremendously.

Another example of Beijing’s newfound assertiveness is the so-called red-line diplomacy. In internal papers, the CCP leadership has made reference to “drawing red lines” around areas and issues deemed vital to China’s core interests—and which foreign powers will not be allowed to touch. Red-line diplomacy has been deployed, for instance, to isolate the Dalai Lama, the Nobel Peace Prize winner who leads the Tibetan exiled movement. In March, the government of South Africa decided to bar the Dalai Lama from participating in an international peace conference in Johannesburg. After Pretoria’s surprise decision, a number of Nobel Prize winners who were originally invited to the conference boycotted the session, which was then cancelled.

Earlier, Beijing suspended normal ties with France after President Nicolas Sarkozy met with the Dalai Lama last November. Relations were restored—and Messrs. Hu and Sarkozy held a bilateral “mini-summit” in London—only after Paris had issued a statement saying it does not support Tibetan independence.

At the same time, the cash-rich Chinese government has earmarked some $6.62 billion to boost “overseas propaganda,” that is, to spread Chinese soft power globally. Prominent state media, including cctv and Xinhua News Agency, will vastly enhance programs and news feeds in different languages for Western and Asian audiences. Also on the drawing board is an English news channel modeled upon Al Jazeera that will allow the world to get the Chinese take on issues ranging from politics and finance to culture and religion.

A key thrust of Beijing’s self-laudatory hard-sell is to convince the world of the superiority of the “China model” of governance. As Peking University political scientist Yu Keping indicated, the China model has “enriched our knowledge about the laws and paths toward social development and promoted the multipronged development of human civilization in the age of globalization.” And according to Central Party School Professor Zhao Yao, the China model is worth maximum exposure because “it has saved the world socialist movement.” “Through the reform and open door policy of China, new vistas have been opened up for socialism,” Mr. Zhao asserted.

Will the Hu leadership succeed in its global power putsch? Much hinges on whether Beijing is willing and able to function as a law-abiding member—what Washington once called a “responsible stakeholder”—of the international community. However, China’s image suffered a blow on the occasion of the recent launch of an intercontinental missile by its client state and ally, North Korea. Not only did the CCP leadership fail to condemn Pyongyang; it tried to prevent the United Nations Security Council from imposing new sanctions on the Kim Jong-il regime. Beijing’s irresponsible behavior has reminded the world of similar relationships that China has maintained with a host of pariah states such as Burma, Sudan, Angola and Zimbabwe.

One reason why Beijing seems to have condoned Pyongyang’s brinksmanship is that it wants to use the “North Korean card” when dealing with the U.S., Japan and South Korea. However, the CCP leadership’s cynical stance has alienated these and other countries. After all, the downside of Beijing’s quasisuperpower diplomacy is that it will give further ammunition to critics of China—and lend credence to the “China threat theory.” The latter has become popular in several Asian countries following Beijing’s more assertive stance in its recent territorial spats with Japan (over the Senkaku Islands, known as the Diaoyu in China) and with the Philippines (over the Scarborough Shoal, known as Huang Yan Islet in China). If these conflicts were to escalate, it is possible that countries including Japan, South Korea and the Philippines might be more predisposed toward joining the U.S. in reactivating a “containment policy” against the would-be quasisuperpower.

Another major factor hampering China’s “great leap outward” is stagnation in political reform within the country. President Hu has since last year reinstated with gusto Maoist institutions such as “democratic centralism,” a euphemism for boosting the powers of the Politburo Standing Committee. Political liberalization has been frozen. The PLA’s clout, meanwhile, has been augmented because of its role in not only bolstering China’s global reach but also suppressing an estimated 100,000 cases of protests, riots and disturbances that break out annually. Unlike military forces in most countries, the PLA is a “party army,” not a state army. This means that it answers to only a handful of top CCP cadres such as Mr. Hu, who also requires the support of the top brass to maintain the pre-eminence of his own CCP faction.

That the Chinese armed forces are not subject to meaningful checks and balances has raised fears among China’s neighbors that the generals might, for their own benefits, be pushing the country toward an expansionist and adventurous foreign policy. The CCP leadership’s refusal to give up Maoist norms such as the “party’s absolute leadership over the armed forces” and “the synthesis of [the requirements of] peace and war” has dented the global appeal of the China model—and detracted from the viability of Beijing’s quasisuperpower diplomacy.

Willy Lam is a professor of China studies at Akita International University, Japan and an adjunct professor of history at Chinese University of Hong Kong.
http://feer.com/essays/2009/may/beijing-learns-to-be-a-superpower
++++++++++++++++++++++++++++++++===

8 May 2009

BOXIT Ascendant China eclipses trailblazing Japan

Món quà bauxite cho Trung Quốc"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần sang Trung Quốc
Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là "món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" cho phía Trung Quốc.

Bài của David Pilling hôm 06/05/2009 nhìn vào cách thức một "nước Trung Hoa đang vươn lên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng sức ép lên các nước láng giềng.

Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Quốc.

Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướng tới.

Theo tác giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạo Trung Quốc.

Hiển nhiên, điều này không nói lên gì về cá nhân Thủ tướng Dũng vì ông cũng chỉ làm như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy "tự đến khách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.

Nhưng điểm quan trọng là, theo bài báo, thủ tướng Việt Nam "đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm" (nguyên văn: He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium).

Tác giả David Pilling gọi đây là cách "triều kiến Trung Quốc" (pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên.

Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam
Bình luận của Financial Times
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc cũng là vấn đề được hàng loạt báo chí quốc tế như trên Wall Street Journal, New York Times, The Economist hay Asia Times nêu ra như một lý do vì sao chính quyền Việt Nam cứ quyết tâm thúc đẩy vụ bauxite.

Nhưng David Pilling nói Việt Nam "đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam" năm ngoái.

Trong khi không có ai ở Việt Nam, nước từng bị Trung Quốc "chiếm đóng 1000 năm" muốn vội vã trải thảm đón đầu tư của Trung Quốc Financial Times viết rằng chính quyền Việt Nam đã cấm một tờ báo nêu ra vấn đề gai góc về lãnh thổ với Trung Quốc.

Nhắc đến những phản đối vì lý do môi trường tại Việt Nam khi nhà nước đưa ra dự án bauxite, bài báo nói "Chính quyền cũng chỉ nói cho qua chuyện những lo ngại về môi sinh".

So sánh với khu vực

Một điểm đáng chú ý khác là sự so sánh vị thế và cách hành xử của Hàn Quốc và Việt Nam trong quan hệ với Bắc Kinh.

Bài báo nói Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc và ngược lại, các công ty Nam Hàn đã đầu tư tới 40 tỷ đô vào Trung Quốc.


Trung Quốc nắm trong tay lá bài Bắc Hàn khiến Nam Hàn phải e ngại
Mặt khác, Trung Quốc cũng nắm con bài Bắc Hàn vốn là yếu tổ an ninh chủ đạo cho sự sống còn của nhà nước Nam Hàn.

Hàn Quốc cũng có lúc công khai tỏ thái độ khi định nghĩa các quyền lợi chiến lược và ngoại giao của họ đối với Trung Quốc.

Financial Times, bản trên mạng đưa tin rằng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giữa tháng Tư đã công bố một bản phúc trình nói rằng "ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc có thể khiến nỗ lực ngoại giao của Seoul nhằm đảm bảo an ninh về tài nguyên bị nguy hại".

Sự việc đã gây ra một cú chao đảo nhỏ trong quan hệ hai bên, nhất là vì báo cáo cũng đề nghị Seoul phải "có biện pháp chống đỡ đối với Trung Quốc", nhưng rút cuộc các quan chức ngoại giao Hàn Quốc đã phải tìm cách giải tỏa căng thẳng vì quan hệ song phương quá quan trọng.

Còn đối với Đài Loan, đây là ví dụ thứ ba cho thấy sức hút của Trung Quốc.

Tuy Đài Bắc vẫn mua 6,5 tỷ đôla vũ khí từ Hoa Kỳ để phòng thủ trước Trung Quốc, có vẻ như bên cạnh chiến lược cải thiện quan hệ kinh tế, ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được xúc tiến.

Vẫn Financial Times nói chính phủ Mã Anh Cửu gần đây cũng cho các công ty Trung Quốc vào đầu tư và rất có thể sẽ chuẩn thuận vụ công ty China Mobile mua 12% cổ phần trị giá 533 triệu đô trong công ty Far EasTone chuyên về điện thoại di động ở Đài Loan.

Không biết có phải tình cờ hay không mà cùng lúc Trung Quốc đã đồng ý Đài Loan hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới.

Bài báo kết luận rằng với thế lực của Nhật Bản ngày càng giảm sút vì kinh tế trì trệ, Trung Quốc đang tìm cách gây sức ép lên các nước láng giềng, trong đó Việt Nam là nước bị ép nhiều nhất.

+++++++++++++++++++++++++=
David Pilling

There has been much chatter about the “G2” lately. But the idea that the US and China can together, and semi-exclusively, take on the world’s biggest problems is overdone. That day may come. For the moment, though, there are limits to how much an authoritarian government presiding over a relatively poor country can contribute to global problem-solving. For now, the rise of China and the relative decline of the US is more likely to mean a multi-polar than a bipolar world.

Yet China’s growing economic weight and its more assured strut on the world stage is having a definite impact regionally. A recent editorial in South Korea’s Chosun Ilbo newspaper struck an awestruck tone on the subject of “China’s clout”. It described a meeting on the fringes of last month’s Group of 20 summit in London in which Nicolas Sarkozy, France’s president, told Hu Jintao, his Chinese counterpart, that Paris would not support Tibetan independence. Almost more important than what it termed the “white flag of surrender” over Tibet was the detail that Mr Sarkozy had to travel to Mr Hu’s hotel for an audience. In Asia, etiquette is everything. Even Hillary Clinton, not usually known for her reticence, was said to have been quiet on human rights, Taiwan and Tibet. The editorial offered a simple explanation: “China owns $1,400bn [€10,530bn, £9,320bn] of US assets.”

There is a mixed sense of pride and trepidation at the rise of an Asian superpower. Especially when it comes to smaller nations in China’s penumbra, there are signs that, like client states of old, countries are pragmatically paying tribute to Beijing. Take Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister. He recently spent a week touring China, having, like Mr Sarkozy, travelled for the privilege of a hearing. He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium, humbly beseeching China for investments of up to $15bn in what are the world’s third largest reserves of the ore. Hanoi is understandably anxious to close its $11bn trade deficit with China through mineral exports.

Not everyone in Vietnam, a colony of China for 1,000 years, is happy about spreading out the investment welcome mat so readily. Dissenters have opposed Chinese bauxite investments on environmental grounds, one of the few safe avenues of protest in one-party Vietnam. The government has paid lip-service to those concerns, but has clamped down on at least one publication that risked Beijing’s ire by drawing attention to well-known territorial disputes Vietnam has with China. Last year, Hanoi was powerless to stop Beijing warning off ExxonMobil from a deal with PetroVietnam in waters China considers its own.

South Korea, which has an altogether sturdier economy than Vietnam, does not have to pussyfoot around to the same extent. But small incidents are revealing. In mid-April, South Korea’s finance ministry caused a low-level diplomatic stir by issuing a report called the “Beijing Consensus”, in which it said that China’s growing influence over developing countries “could put Korea’s diplomatic efforts to secure natural resources in peril”. Seoul, it said, should come up with measures to counter Beijing’s expanding clout.

That report caused some embarrassment for South Korean diplomats stationed in Beijing, who scrambled to play it down. As one South Korean China-hand confided, the stakes are high. China is the only country with anything resembling leverage over North Korea and its rogue nuclear weapons programme. As with Vietnam, China is Korea’s biggest trading partner. South Korean companies have invested $40bn in China and 5.8m people travel between the two countries each year, quite an increase from the 40,000 who made the short hop during the 1980s. “When the rooster crows in Shandong, you can hear it in Korea,” goes one saying. It must be particularly audible when the rooster in question is a member of the Communist party apparatus.

Taiwan is a third example of Beijing’s magnetic pull. The island state, which recently bought $6.5bn of US arms to help defend itself from mainland China, has simultaneously been scrambling to patch up diplomatic and economic relations wrecked by the previous government’s rhetoric about formal independence. The government of Ma Ying-jeou agreed last month to open up investment to Chinese companies and is likely to approve China Mobile’s $533m purchase of a 12 per cent stake in Far EasTone, a Taiwanese mobile operator. Coincidentally, or not, Beijing has deigned to allow Taiwan observer status at the World Health Organisation’s annual assembly, dropping its customary objection to the attendance of an island state it considers a mere province of China. Taiwan’s stock market has jumped nearly 15 per cent in a few days at the prospect of closer ties.

The sort of sway Beijing exerts contrasts markedly with Tokyo’s rather forlorn attempts at regional leadership. Certainly, postwar Japan has had a very real impact on Asian development from South Korea to Thailand (even China itself) through its trailblazing example and through its aid, investment and transfer of technology. But, hampered by its failure to heal wartime rancour, Japan has struggled to translate its huge economic advantage into diplomatic influence. Now, Japan’s economic lead is being eroded daily by China. Tokyo has never worn the mantle of regional leader all that convincingly. Beijing looks ready to don it as to the manor born.
http://www.ft.com/cms/s/0/57d45a62-3a84-11de-8a2d-00144feabdc0.html

4 May 2009

Quan hệ Xô Trung và cuộc xung đột Trung-Việt tháng 2/1979

Trong cuốn Defending China (Bảo vệ Trung Quốc) phát hành năm 1985, Gerald Segal kết luận rằng cuộc chiến tranh chống Việt Nam của Trung Quốc năm 1979 là một thất bại hoàn toàn: “Trung Quốc đã không thể buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, không chấm dứt được các cuộc đụng độ ở biên giới, không tạo được sự nghi ngờ về sức mạnh của Liên Xô, không xua đi được hình ảnh về Trung Quốc là một con hổ giấy, và không kéo được Mỹ vào một liên minh chống Liên Xô.

Với mục đích phản bác quan điểm nêu trên rằng chính sách của Bắc Kinh là một sai lầm, bài viết này sẽ đánh giá lại vai trò trung tâm của mối quan hệ Trung-Nga đối với quyết định tấn công Việt Nam của Trung Quốc. Quan trọng nhất, bài viết sẽ chỉ ra việc chọn thời điểm 17/2 của Trung Quốc để tấn công Việt Nam là có liên hệ với dấu mốc 29 năm ký Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Xô-Trung năm 1950.

Cần nhớ lại rằng ngày 14/2/1950, Bắc Kinh và Mátxcơva ký một hiệp ước 30 năm trong đó có những điều khoản bí mật ủng hộ Liên Xô đóng vai trò lãnh đạo của phong trào cộng sản thế giới. Khi Mátxcơva sau đó từ chối đàm phán trở lại các tranh chấp lãnh thổ Xô-Trung, việc này đã dẫn tới các vụ đụng độ ở biên giới hai nước, mà quan trọng nhất là thời kỳ cuối thập kỷ 1960.

Các học giả phương Tây thường không thấy được rằng kể cả trong thời kỳ diễn ra những căng thẳng này trong quan hệ Xô-Trung, Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ năm 1950 vẫn có đầy đủ hiệu lực trong suốt toàn bộ thời kỳ bất ổn này. Ít nhất từ quan điểm của Bắc Kinh, Hiệp ước Xô-Trung 1950 vẫn là một công cụ chính để cho Mátxcơva tìm cánh áp đặt bá quyền đối với Trung Quốc.

Mátxcơva rõ ràng quan ngại điều gì sẽ xảy ra khi hiệp ước Xô-Trung không còn hiệu lực sau 30 năm. Bắt đầu từ năm 1969, Liên Xô thường xuyên hối thúc Trung Quốc thay thế hiệp ước năm 1950 bằng một hiệp ước mới. Năm 1978, các lực lượng Liên Xô được tăng cường dọc theo biên giới Xô-Trung và Trung Quốc-Mông Cổ. Mátxcơva cũng tìm cách buộc Bắc Kinh phải chấp nhận các điều kiện do mình đặt ra bằng cách tăng cường quan hệ ngoại giao với Hà Nội, ký hiệp ước phòng thủ có giá trị 25 năm với Việt Nam vào ngày 3/11/1978.

Tuy nhiên, thay vì xuống nước, Trung Quốc tuyên bố ý định tấn công Việt Nam vào ngày 15/2/1979, ngày đầu tiên mà Trung Quốc có thể kết thúc một cách hợp pháp Hiệp ước Xô-Trung 1950 và tấn công Việt Nam ba ngày sau đó. Khi Mátxcơva không can thiệp, Bắc Kinh tuyên bố công khai rằng Liên Xô đã không thực hiện nhiều lời hứa trợ giúp Việt Nam. Việc Liên Xô không trợ giúp Việt Nam đã khiến Trung Quốc mạnh dạn tuyên bố vào ngày 3/4/1979 ý định chấm dứt Hiệp định Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Xô-Trung năm 1950.

Thay vì chấp nhận ý kiến rằng cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc là một thất bại hoàn toàn, bài viết này sẽ chỉ ra rằng một trong các mục tiêu ngoại giao chính đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là để người ta thấy rằng việc đảm bảo trợ giúp quân sự của Liên Xô đối với Việt Nam chỉ là dối trá. Dưới góc độ này thì chính sách của Bắc Kinh là một thành công thực sự, do Mátxcơva đã không tích cực can thiệp, và do đó thể hiện những hạn chế trên thực tế của hiệp ước quân sự Xô-Việt. Kết quả là, bài viết này sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc đã đạt được một chiến thắng chiến lược bằng vệc giảm thiểu khả năng trong tương lai của một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, và cũng là một thằng lợi ngoại giao bằng việc chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung năm 1950.

Bài viết này cũng sẽ đánh giá lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng việc Liên Xô đã không can thiệp chống Trung Quốc đã cho thấy Liên Xô thực chất chỉ là “một con gấu giấy.” Các tư liệu được giải mật gần đây của Liên Xô có xu hướng phù hợp với tuyên bố của Trung Quốc, nó đưa đến một câu hỏi quan trọng là liệu BắcKinh đã xác định được chính xác những dấu hiệu ở Viễn Đông về sự suy yếu trong nội bộ của Mátxcơva – chính sự suy yếu cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 – hay chưa vào năm 1979 – nhiều năm trước khi bằng chứng về sự suy yếu này trở nên rõ ràng trên vũ đài châu Âu. Nếu như vậy thì tồn tại khả năng rằng “sự bắt đầu kết thúc” của Chiến tranh Lạnh thực sự diễn ra ở châu Á.



Sơ lược lịch sử quan hệ Xô-Trung cuối những năm 1960



Quan hệ Xô-Trung cuối những năm 1960 xấu đi không chỉ bởi sự bất đồng sâu sắc về quy chế của vùng Ngoại Mông (Outer Mongolia), mà còn bởi rất nhiều tranh chấp chủ quyền dọc theo biên giới Xô-Trung. Thực tế, những xung đột này đã mang mầm mống ung nhọt bên dưới bề mặt của mối quan hệ Xô-Trung trong hơn một thế kỷ, kể từ khi Đế chế Nga buộc Trung Quốc phải ký một loạt các hiệp ước nhượng lại nhiều phần lãnh thổ rộng lớn của mình. Theo tác giả S. C. M Paine trong cuốn Imperial Rivals (Các đế quốc đối thủ) sắp phát hành: “Đối với Trung Quốc, những phần lãnh thổ bị mất là rất lớn: một vùng rộng hơn cả phần phía đông sông Mississipi của nước Mỹ đã trở thành lãnh thổ của Nga, hoặc, như trong trường hợp Ngoại Mông, đặt dưới sự bảo hộ của Nga.”

Trên thực tế, các bản được công bố của hiệp ước Xô-Trung đã không đưa vào các nghị định thư bí mật. Ấn bản Mùa đông 1995 của Bản tin Dự án Nghiên cứu Lịch sử Quốc tế thời Chiến tranh Lạnh (Cold War International History Project Bulletin) có trích một đoạn lời của Mao Trạch Đông nói về các cuộc đàm phán bí mật Xô-Trung:

Trong các cuộc đàm phán, theo sáng kiến của Stalin, Liên Xô đã tìm cách chiếm quyền sở hữu chính đối với Railway Changchun (tức Harbin). Tuy nhiên, sau đó một quyết định được đưa ra về việc khai thác chung … Railway, bên cạnh đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trao cho Liên Xô căn cứ hải quân ở Cảng Arthur, và bốn công ty cổ phần được mở ở Trung Quốc. Theo sáng kiến của Stalin, … Manchuria và Xinjiang trên thực tế được đưa vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.

Do đó, mặc dù phần công khai của Hiệp ước Xô-Trung 1950 đã được biết đến từ lâu, nhưng cũng không rõ có bao nhiêu nghị định thư bí mật đã được ký kết. Cho đến nay, các nghị định thư này chưa bao giờ được công bố. (Bruce Elleman, “Sự kết thúc của Đặc quyền Ngoại giao ở Trung Quốc: Trường hợp của Liên Xô, 1917-1960,” Nước Trung Hoa Cộng hòa (sắp phát hành, Spring 1996).

Ngày15/2/1950, Mao miễn cưỡng đồng ý công nhận “quy chế độc lập” của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Tuy nhiên, việc này không hề có nghĩa là công nhận sự độc lập hoàn toàn của Mông Cổ đối với Trung Quốc, vì Mao tin chắc rằng chính phủ Liên Xô trước đó đã hứa trả Mông Cổ về cho Trung Quốc. Dựa trên những phàn nàn sau này của Mao, có thể thấy hẳn Mao đã nhận được sự đảm bảo từ Stalin rằng tình trạng của Mông Cổ, cũng như vị trí đích xác của các đường biên giới Trung Quốc-Mông Cổ và Trung Quốc-Liên Xô, sẽ được bàn thảo trong các cuộc gặp trong tương lai. Do đó, chính việc Mátxcơva từ chối mở các cuộc đàm phán với Bắc Kinh cuối cùng đã dẫn đến những cuộc đụng độ trong các thập kỷ 1950 và 1960. Dù vấn đề biên giới Trung Quốc-Mông Cổ đã được giải quyết năm 1962, Mao vẫn công khai lên án những hành động xâm lấn của Liên Xô vào lãnh thổ Trung Quốc và phản đối việc Liên Xô kiểm soát Mông Cổ rằng: “Liên Xô, với lý do đảm bảo sự độc lập của Mông Cổ, trên thực tế đã đặt đất nước này dưới sự thống trị của mình.”

Cuối những năm 1960, trong một loạt các sự cố ở biên giới dọc theo các con sông Ussuri và Amur, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thể hiện sự kiên cường đáng ngạc nhiên trước Hồng Quân Liên Xô. Các cuộc xung đột này tuy nhỏ về phạm vi và không có kết cục rõ ràng, nhưng đã dẫn đến các cuộc xung đột lãnh thổ sau này ở Xinjiang dọc biên giới Trung Quốc với Liên Xô.

Mặc dù căng thẳng trong quan hệ Xô-Trung lớn đến mức nhiều học giả phương Tây gọi đó là “chia rẽ”, nhưng Hiệp ước Xô-Trung 1950 vẫn tiếp tục có hiệu lực. Trên thực tế, hiệp ước này, gồm cả các nội dung được công bố công khai lẫn các phần bí mật, vẫn là nền móng làm cơ sở cho quan hệ Xô-Trung. Tuy nhiên, nền móng này không vững chắc ngay từ ban đầu, do Liên Xô đã từ chối trả lại các phần lãnh thổ mà Sa Hoàng đoạt được trước đây về cho Trung Quốc. Có thể cho rằng chính vấn đề này chứ không phải điều gì khác đã kiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lên án “bá quyền” của Liên Xô ở vùng Viễn Đông. Và cũng chính vấn đề này đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm 1970.



Quan hệ Xô-Trung trong những năm 1970



Những tranh chấp biên giới Xô-Trung cuối những năm 1960 làm Mátxcơva và Bắc Kinh lo lắng, vì cả Liên Xô và Trung Quốc đều là các cường quốc hạt nhân; dường như có một sự đồng thuận không chính thức là không bên nào dùng đến sức mạnh không quân. (Christian F. Ostermann, "New Evidence on The Sino-Soviet Border Dispute," Cold War International History Project Bulletin, Issue 5 (Spring 1995), 186-193.)

Tuy nhiên, các xung đột biên giới Xô-Trung này đã để lại những hậu quả rất lớn về xã hội, khiến cả hai quốc gia phải sử dụng những nguồn lực hiếm hoi để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra hoặc cho sự leo thang quân sự trong tương lai dọc theo các đường biên giới chung. Sự vững tin mới có được của PLA về khả năng có thể chống chọi được Hồng Quân Liên Xô cũng cho phép Bắc Kinh có cơ hội trong năm 1971 thực hiện chính sách đối ngoại mới thúc đẩy quan hệ thân thiện với Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng nỗ lực để cải thiện quan hệ với Nhật Bản, ký kết một hiệp ước vào tháng 8/1978 với nội dung dường như có tính chất chỉ trích chính sách đối ngoại của Liên Xô ở châu Á bằng việc lên án đích danh “chủ nghĩa bá quyền”. Cuối cùng, những căng thẳng Xô-Trung cũng đưa đến một số cuộc chiến tranh qua tay người khác ở Đông Nam Á, chẳng hạn như cuộc xung đột cuối những năm 1970 giữa Việt Nam và Campuchia, cũng như khiến Trung Quốc phải chấp nhận vai trò cường quốc khu vực của mình, trong đó thể hiện rõ nhất bằng cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 nhằm cản trở ảnh hưởng đang tăng lên của Liên Xô.

Trong suốt những năm 1970, những căng thẳng Xô-Trung vẫn ở mức cao. Trong thời kỳ này, Mátxcơva cố gắng thuyết phục Bắc kinh đàm phán một hiệp ước mới hỗ trợ, hoặc thay thế, Hiệp ước Xô-Trung năm 1950. Bắt đầu từ năm 1969 và 1970, Mátxcơva đề xuất rằng hai bên cam kết không tấn công lẫn nhau, và đặc biệt là không dùng đến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh không thể hiện bất cứ sự quan tâm nào đến thỏa thuận này, năm 1971 Mátxcơva đề xuất việc hai nước kí một hiệp ước mới cùng nhau từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Sau đó, năm 1973 Mátxcơva thể hiện sự quan tâm bằng đề xuất cụ thể rằng hai nước ký một hiệp ước không tấn công lẫn nhau; Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ các bước đi của Mátxcơva.

Khi thời hạn 30 năm của Hiệp ước Xô-Trung sắp kết thúc, các nỗ lực của Liên Xô nhằm thay thế hiệp ước này tăng lên đáng kể. Thí dụ, ngày 24/2/1978, Mátxcơva công khai đè xuất hai chính phủ ra một tuyên bố về các nguyên tắc cho quan hệ Xô-Trung. Các nguyên tắc này bao gồm: 1) bình đẳng; 2) tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; 3) không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 4) không sử dụng vũ lực. Mátxcơva rõ ràng hy vọng rằng một tuyên bố như vậy có thể được sử dụng để thay thế cho Hiệp ước Xô-Trung 1950 nhằm điều chỉnh các quan hệ Xô-Trung. Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất trong các đề xuất của Liên Xô rõ ràng là nhằm hạn chế, hoặc thậm chí là làm giàm, ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc ở châu Á. (Theo Chang Pao-min, khía cạnh này trong chính sách của Liên Xô đối với Trung Quốc là điều hấp dẫn nhất đối với Việt Nam, thậm chí còn trích lời một quan chức Việt Nam nói rằng: “Rõ ràng lợi ích của Liên Xô có sự song trùng rất lợi với lợi ích của Việt Nam – giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong phần này của thế giới.” Chang Pao-min, Kampuchea Between China and Vietnam (Singapore, Singapore University Press, 1985), 46-47.)

Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối mọi lời đề nghị của Mátxcơva và trong suốt những năm 1970 Trung Quốc lên án Liên Xô bằng những lời lẽ mạnh bạo hơn. Thí dụ, tháng 2/1974, Mao Trạch Đông công khai kêu gọi thành lập một liên minh “thế giới thứ ba” chống lại cái gọi là “thế giới thứ nhất”, trong trường hợp này bao giồm cả Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Mao chết, tờ Nhân dân Nhật báo ra ngày 1/11/1977 có bài viết coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc trong khi Mỹ được coi là một đồng minh. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa – trong đó đặc biệt là Việt Nam (“Sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc sau năm 1975 và liên minh hiện tại của Việt Nam với Liên Xô có thể xuất phát từ sự phản kháng của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc đòi Việt Nam phải chọn một trong hai bên.” Ramesh Thaku and Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (New York, St. Martin's Press, 1992), 287) – cũng được coi là các đồng minh tiềm năng trong một “mặt trận thống nhất” chống Liên Xô. Cuối cùng, ngày 26/3/1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mátxcơva, ben cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của “các khu vực tranh chấp” dọc đường biên giới Xô-Trung, phải rút hoàn toàn quân đội của mình khỏi Cộng hòa Nhan dân Mông Cổ, cũng như rút khỏi đường biên giới Xô-Trung.

Đáp lại trước những đòi hỏi của Trung Quốc, đầu tháng 4/1978 Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev đi thăm Siberia và thông báo rằng các thiết bị mới, tân tiến hơn đã được cung cấp cho các đơn bị tên lửa đóng dọc theo biên giới Xô-Trung. Theo Brezhnev, các vũ khí mới sẽ là phương tiện để “tự bảo vệ chúng tôi và những người bạn xã hội chủ nghĩa chống lại sự xâm lược có thể xảy ra từ bất cứ quốc gia nào.” Ngay sau đó, ngày 12/4/1978, Ulan Bator cũng công khai phản đối những đòi hỏi của Bắc Kinh, tuyên bố rằng Liên Xô đã bổ sung quân đội tới các bị trí dọc theo đường biên giới Mông Cổ-Ấn Độ theo đề nghị của Mông Cổ nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng quân ở vùng phía nam biên giới.

Đúng như những gì mà các sự kiện này cho thấy một cách khá rõ ràng, đến năm 1978 những căng thẳng biên giới Xô-Trung đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là do việc Liên Xô tăng cường điều quân đóng dọc theo biên giới Xô-Trung và tại Mông Cổ. Ở phạm vi lớn hơn, tình trạng này có thể được giải thích bằng những nỗ lực không ngừng của Mátxcơva nhằm ép Bắc Kinh không chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung 1950, điều đã diễn ra trong năm 1979, hoặc tốt hơn là đàm phán một hiệp ước mới với những nguyên tắc làm cơ sở cho quan hệ Xô-Trung trong tương lai. Tuyên bố của Brezhnev rằng ông có ý định sử dụng các lực lượng Xô Viết chống lại Trung Quốc vì “những người bạn xã hội chủ nghĩa” của Mátxcơva cũng là một lời cảnh báo tới Bắc Kinh để họ phải buông Mông Cổ cũng như các đồng minh của Mátxcơva ở Đông Nam Á.

Trung Quốc không những không khuất phục dưới sức ép ngoại giao và quân sự của Liên Xô mà còn tìm cách gây áp lực ngoại giao lại với Mátxcơva bằng việc củng cố quan hệ với cả Mỹ và Nhật Bản. Có thể nói rằng chính sách của Bắc Kinh đã thành công hơn và kết quả là việc Bắc Kinh ký các thỏa thuận quan trọng với cả Oasinhtơn và Tôkiô. Đối với Mátxcơva, rõ ràng các thỏa thuận mới này của Trung Quốc là nhằm chống Liên Xô, do – ít nhất trong trường hợp hiệp ước Trung-Nhật - cả hai bên trực tiếp lên án “chủ nghĩa bá quyền”, thuật ngữ mà Trung Quốc thường dùng để chỉ sự bành trướng của Liên Xô. Đối sách của Liên Xô là tăng cường quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Đông Nam Á có biên giới chung với Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là Việt Nam.



Quan hệ Xô-Trung và Việt Nam tháng 2/1979



Mặc dù Trung Quốc có thể không phải là một bên tham gia trong cuộc xung đột Việt Nam những năm 1960 và 1970, nhưng sự giúp đỡ về kinh tế và vật chất của Trung Quốc cho Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trung Quốc không chỉ cử binh lính sang giúp Việt Nam duy trì các đường tiếp tế, mà ước tính sự giúp đỡ về vật chất của Bắc Kinh cho Hà Nội từ năm 1950 đến 1978 đã vượt quá 20 tỉ USD (King C. Chen, China's War with Vietnam, 1979 (Stanford, CA, Hoover Institution Press, 1987), 27). Do vậy, không mấy khó hiểu tại sao Bắc Kinh cảm thấy phật ý trước quan hệ ngày càng gần gũi giữa Mátxcơva và Hà Nội cuối những năm 1970.

Điều này đặc biệt đúng sau khi hai nước ký một hiệp ước phòng thủ chung vào ngày 3/11/1978 mà rõ ràng nhằm vào Trung Quốc. Theo một học giả, liên minh Xô-Việt đã khiến Việt Nam trở thành chiếc “trục” trong “cỗ xe kiềm chế Trung Quốc” của Liên Xô. (Robert A. Scalapino, "The Political Influence of the USSR in Asia," in Donald S. Zagoria, ed., Soviet Policy in East Asia (New Haven, Yale University Press, 1982), 71) Do đó, dưới cách nhìn của Trung Quốc, nỗ lực của Mátxcơva nhằm bao vây Trung Quốc về mặt ngoại giao dường như đã sắp thành công. Nhận thức này đã dẫn đến việc Trung Quốc tấn công Việt Nam tháng 2/1979.

Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong những năm 1960 và đầu 1970 nhìn chung là tốt, nhưng những khác biệt về chính sách giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên lớn hơn sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975. Tháng 9 năm đó, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn đi Bắc Kinh và trong một loại các cuộc gặp trong chuyến đi đó, rõ ràng rằng Trung Quốc rất lo ngại về quan hệ gần gũi giữa Việt Nam với Liên Xô. Mặc dù quan hệ tiếp tục xấu đi trong những năm tiếp theo, nhưng bất đồng giữa Trung Quốc với Việt Nam chỉ trở nên rõ ràng khi hàng nghìn người Hoa bắt đầu rời Việt Nam vào mùa xuân và mùa hè năm 1978. Ngoài ra, những tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa, cũng như việc Việt Nam đánh Campuchia, cũng làm gia tăng căng thẳng Việt-Trung.

Trong khi đó, những dấu hiệu gia tăng về quan hệ hợp tác Xô-Việt cũng xuất hiện vào mùa hè năm 1978, khi Việt Nam tỏ ý muốn trở thành thành viên của khối COMECON. Bên cạnh đó, các nguồn tin của chính phủ Mỹ nói rằng đến tháng 8/1978 đã có tới 4,000 chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. Tháng 9/1978, Liên Xô bắt đầu tăng cường các chuyến hàng chở vũ khí tới Việt Nam, cả bằng đường biển và đường không, bao gồm “máy bay, tên lửa, xe tăng và đạn dược.” Cuối cùng, tất cả các dấu hiệu của việc tăng cường quan hệ Việt-Xô lên đến đỉnh điểm ngày 3/11/1978 với việc Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Rõ ràng hiệp ước này là nhằm vào Trung Quốc, bởi tại điều 6 nên rằng Việt Nam và Liên Xô sẽ “tham vấn nhau ngay lập tức” nếu một trong hai nước “bị tấn công hoặc đe dọa tấn công … nhằm loại bỏ mối đe dọa đó.” Có tin rằng hiệp ước này còn bao gồm một thỏa thuận bí mật cho phép lực lượng quân đội Liên Xô tiếp cận với các “sân bay và bến cảng” của Việt Nam (Ramesh Thaku and Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (New York, St. Martin's Press, 1992), 61).

Mặc dù Việt Nam tuyên bố rằng việc ký hiệp ước này với Nga là nhằm ngăn chặn những hành động “phiêu lưu” của Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh rõ ràng coi đây là một phần trong các nỗ lực của Mátxcơva nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc xuống nước và gia hạn các điều khoản bất bình đẳng của Hiệp ước Xô-Trung 1950. Nếu Liên Xô tạo được một chỗ đứng vững chắc ở Đông Nam Á thì có thể đe dọa Trung Quốc từ cả hai bên sườn phía bắc và phía nam. Nếu thành công, chính sách này sẽ tạo cho Mátxcơva sức mạnh đủ để buộc Bắc Kinh gia hạn, hoặc ít nhất là đàm phán lại, Hiệp ước Xô-Trung 1950 theo cách có lợi cho Mátxcơva. Một biểu hiện sớm của mối quan ngại từ Bắc Kinh về Hiệp ước Việt-Xô đã được Nhân dân Nhật báo lên tiếng, trong đó cảnh báo rằng Mátxcơva đang sử dụng Việt Nam để chống Trung Quốc như đã từng làm trước đây, và thất bại, là sử dụng Trung Quốc để gây áp lực với Mỹ. Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng mục tiêu cuối cùng của Mátxcơva là “kiểm soát toàn bộ Đông Dương.”

Với việc ký hiệp ước phòng thù Việt-Xô ngày 3/11/1978, Liên Xô hy vọng sẽ sử dụng mối quan hệ với Việt Nam để giành ưu thế chiến thuật và thọc sườn Trung Quốc. Mối lo ngại chính của Trung Quốc là nếu các chính sách của Liên Xô ở Việt Nam thành công thì chính quyền Xô Viết có thể đạt được sự kiểm soát chặt chẽ về chiến lược và quân sự đối với Trung Quốc. Từ khi diễn ra sự bất hòa giữa Trung Quốc và Liên Xô, đặc biệt là khi xảy ra những xung đột biên giới Xô-Trung cuối những năm 1960, mục tiêu chính của Bắc Kinh là xây dựng tiềm lực quân sự nhằm đối phó với Hồng Quân Liên Xô, điều mà Bắc Kinh đã hầu như đạt được trong khoảng giữa đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, khi Trung Quốc có trong tay 3,6 triệu quân theo như báo cáo. Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh tiếp tục tìm cách gây sức ép với Mátxcơva bằng việc chính thức bình thường hóa quan hệ với Oasinhtơn ngày 1/1/1979. Ramser Amer kết luận rằng các liên minh mới của Liên Xô và Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: “Vậy là hai liên minh chiến lược đã được thành lập vào những tháng cuối của năm 1978, một liên minh Việt-Xô và một liên minh Trung-Mỹ, và các liên minh này duy trì trong khoảng một thập kỷ.”

Do việc nối lại quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đầu năm 1979, Liên Xô ngày càng lo ngại về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận với các lực lượng NATO do Mỹ đứng đầu ở phía tây và các lực lượng Trung Quốc ở phía đông. Điều này có thể đã thuyết phục Mátxcơva tăng cường sự ủng hộ đối với cuộc tấn công Campuchia của Việt nam đang diễn ra, một sự kiện mà Robert Ross đã liên hệ chặt chẽ với cuộc tấn công Việt Nam sau đó của Trung Quốc khi ông lập luận rằng việc lật đổ đồng minh thân cận của Trung Quốc ở Campuchia làm Bắc Kinh đặc biệt lo ngại. Trong khi Bắc Kinh không muốn can thiệp trực tiếp vào Campuchia để chặn đứng cuộc tấn công của Việt Nam, cuộc tấn công bằng quân sự của Trung Quốc vào vùng lãnh thổ tranh chấp Việt-Trung có một “mối liên hệ hữu cơ”, khi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảnh bảo Việt Nam không nên nghĩ sai lầm rằng Trung Quốc đang “yếu và dễ bị bắt nạt.”

Tuy nhiên, trong phân tích cuối cùng, Việt Nam là một quốc gia khá nhỏ kể cả về dân số và sức mạnh quân sự, và có lẽ sự gia tăng đột ngột số lượng chuyên gia Liên Xô đến Việt Nam - khoảng 5,000 đến 8,000 vào giữa năm 1979 - và việc cung cấp số lượng lớn các phương tiện quân sự là một cảnh báo nguy hiểm đối với an ninh chiến lược trực tiếp của Trung Quốc. Vì vậy, theo King C. Chen: “Nếu không có liên minh Việt-Xô, cuộc chiến tranh mười sáu ngày giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể đã không xảy ra.” Trong một lần thừa nhận rõ ràng rằng hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam đã làm Trung Quốc lo ngại sâu sắc, Đặng Tiểu Bình công khai thừa nhận rằng “liên minh quân sự” mới giữa Liên Xô và Việt Nam thực chất là một phần trong mục tiêu lâu dài của Liên Xô muốn “bao vây Trung Quốc”.

Sau khi ký Hiệp ước Việt-Xô ngày 3/11/1978, Bắc Kinh phải tìm ra phương sách để phá vỡ âm mưu bao vây Trung Quốc này của Liên Xô. Do vậy, chính nỗi lo bị Mátxcơva đánh thọc sườn đã đẩy Trung Quốc vào thế phải hành động. Rõ ràng, bước đi đầu tiên của Trung Quốc là thử thách mức độ quyết tâm của Liên Xô xem nước này sẽ đứng bên Việt Nam theo đúng tinh thần hiệp ước hay sẽ xuống nước và chấp nhận thất bại. Thậm chí còn có tin nói rằng Đặng Tiểu Bình nói với Tổng thống Mỹ Carter vào tháng 1/1979 rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ “phá vỡ những tính toán chiến lược của Liên Xô…” Do đó, thậm chí Ross còn kết luận rằng trong bối cảnh Việt Nam đã đánh chiếm thành công Campuchia, chính “việc Liên Xô bao vây Trung Quốc như một hệ quả” dẫn tới sự cần thiết phải có một cuộc tấn công hạn chế nhằm vào Việt Nam.”



Chiến tranh Trung-Việt 1979



Các lực lượng Trung Quốc tấn công Việt Nam ngày 17/2/1979. Mặc dù các động cơ chính xác phía sau cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ cho mọi sự diễn giải, nhưng mối lo ngại của Bắc Kinh rằng hiệp ước phòng thủ có giá trị 25 năm của Mátxcơva với Hà Nội có thể dẫn đến việc quân sự hóa của Liên Xô đối với đường biên giới Việt-Trung hiển nhiên là một nhân tố chính. Mátxcơva cũng có thể đã hy vọng rằng hiệp ước ký với Hà Nội sẽ khiến Trung Quốc phải điều bớt quân khỏi phía bắc, do đó làm yếu sự phòng thủ quân sự của Trung Quốc dọc theo biên giới Xô-Trung.

Tuy nhiên, những hy vọng của Mátxcơva đã đổ vỡ khi Trung Quốc quyết định tấn công Việt Nam. Chỉ sau ba tuần đánh nhau, Trung Quốc rút quân và những tranh chấp biên giới Việt-Trung vẫn chưa được giải quyết. Đối với hầu hết những người quan sát từ bên ngoài, hành động quân sự của Bắc Kinh có vẻ như là một thất bại. Nhưng nếu mục tiêu thực sự đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là nhằm để cho mọi người thấy việc đảm bảo giúp đỡ về quân sự của Liên Xô đối với Việt Nam chỉ là dối trá, thì việc Liên Xô từ chối can thiệp đã chấm dứt trên thực tế hiệp ước phòng thủ Việt-Xô. Do vậy, Bắc Kinh đã đạt được một chiến thắng chiến lược rõ ràng với việc phá vỡ vòng vây của Liên Xô và loại bỏ mối đe dọa của Liên Xô về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận.

Vào ngày 15/2/1979, không chỉ là ngày đánh dấu 29 năm thỏa thuận giữa Mao và Stalin về Mông Cổ mà còn là ngày đầu tiên Trung Quốc có thể chính thức tuyên bố chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương Trợ Xô-Trung, Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng Trung Quốc có kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công hạn chế vào Việt Nam. Nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô hòng giúp Việt Nam, Đặng cảnh báo Mátxcơva ngày hôm sau rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực với Liên Xô. Để chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đã đặt tất cả quân đội dọc theo biên giới Xô-Trung trong tình trạng báo động khẩn cấp, thiết lập một bộ chỉ huy quân sự mới ở Tân Cương, và thậm chí còn sơ tán khoảng 300,000 dân thường khỏi vùng biên giới Xô-Trung. (Chang Pao-min, Kampuchea Between China and Vietnam (Singapore, Singapore University Press, 1985), 88-89.)

Ngoài ra, phần lớn các lực lượng chiến đấu của Trung Quốc (lên tới khoảng một triệu rưỡi quân) được triển khai dọc theo các đường biên giới với Nga. (Robert A. Scalapino "Asia in a Global Context: Strategic Issue for the Soviet Union," in Richard H. Solomon and Masataka Kosaka, eds., The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA. , Auburn House Publishing Company, 1986), 28)

Như đã báo trước, cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam bắt đầu ngày 17/2/1979, chỉ trong vòng ba ngày sau dấu mốc 29 năm Hiệp ước Xô-Trung 1950. Đúng như Đặng tuyên bố ngay từ đầu, Trung Quốc thực hiện một hành động hạn chế đối với Việt Nam. Không chỉ các lực lượng tinh nhuệ nhất của Trung Quốc được triển khai dọc theo biên giới Trung-Việt, Bắc kinh còn quyết định không sử dụng khoảng 500 máy bay tiêm kích và ném bom đã đóng tại khu vực này trước đó. Phản ứng trước cuộc tấn công của Trung Quốc, Liên Xô đưa nhiều tàu hải quân và thiết lập một cầu không vận chuyển vũ khí cho Việt Nam. Ngày 22/2/1979, đại tá N. A. Trarkov, tùy viên quân sự Liên Xô tại Hà Nội, thậm chí còn đe dọa Liên Xô sẽ “thực hiện nghĩa vụ theo hiệp ước Việt-Xô”; tuy nhiên các nhà ngoại giao Xô Viết ở những nơi khác lại thể hiện rõ rằng Liên Xô sẽ không can thiệp chừng nào cuộc xung đột vẫn còn hạn chế. (John Blodgett, "Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power?" in Rodney W. Jones and Steven A. Hildreth, eds., Emerging Powers Defense and Security in the Third World (New York, Praeger Publishers, 1986), 98). Liên Xô rõ ràng không có ý định mạo hiểm với một cuộc chiến tổng lực với Trung Quốc vì Việt Nam.

Sau ba tuần giao tranh căng thẳng, Trung Quốc có thể tuyên bố đã chiếm được ba trong số sáu thủ phủ cấp tỉnh của Việt Nam – Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai – có biên giới chung với Trung Quốc. Mặc dù các lực lượng Trung Quốc có hơn 250 nghìn quân, phía Việt Nam vẫn sử dụng chiến thuật đánh du kích để Trung Quốc không có được một chiến thắng nhanh chóng. Do vậy, khi Bắc Kinh thông báo ý định rút quân vào ngày 5/3/1979, có vẻ như các mục tiêu cơ bản của cuộc tấn công này vẫn chưa đạt được; cụ thể là tiềm lực quân sự của Việt Nam vẫn chưa bị tổn hại nghiêm trọng bởi Trung Quốc. Sau đó, biên giới Việt-Trung tiếp tục căng thẳng khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam sau ba tuần giao tranh.

Đối với nhiều nhà quan sát bên ngoài, cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam là một thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên, như Banning Garrett nhận xét chính xác, “người Trung Quốc chứng tỏ rằng họ có thể tấn công một đồng minh của Liên Xô mà không bị trả đũa từ ‘con gấu giấy’. (Banning Garrett, "The Strategic Triangle and the Indochina Crisis," in David W. P. Elliott, ed., The Third Indochina Conflict, (Boulder, CO, Westview Press, 1981), 212.)

Trên thực tế, với việc chứng tỏ rằng Liên Xô sẽ không can thiệp tích cực vì Việt Nam, Trung Quốc tin rằng việc chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung 1950 cũng sẽ không dẫn đến chiến tranh. Kết quả là ngày 3/4/1979, Bắc Kinh thông báo ý định chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Xô-Trung năm 1950. Sau đó, mặc dù các cuộc đàm phán Xô-Trung được mở chính thức vào tháng 10/1979, việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan đã tạo cho Trung Quốc lý do để dừng lại các cuộc gặp trong tương lai, và do đó xóa đi bất cứ sự cần thiết nào cho việc đàm phán một hiệp ước ngoại giao mới giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Do các động cơ thực sự phía sau cuộc tấn công năm 1979 của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, các học giả nghiên cứu về cuộc xung đột này đã đưa ra nhiều giả thuyết ấn tượng. Có lẽ giả thuyết thường thấy nhất là Trung Quốc muốn “trừng phạt” Việt Nam vì đưa quân vào Campuchia, nơi trước đó được coi là một quốc gia chư hầu của đế chế Trung Hoa. Các vấn đề khác trong quan hệ Việt-Trung, như tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa hay việc di tản ồ ạt người Hoa khỏi Việt Nam, cũng được coi là đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, thuyết phục nhất là một số nhỏ học giả cho rằng quyết định của Việt Nam đi gần hơn với Liên Xô mới là lý do chính đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc.

Trong số các học giả có quan điểm cho rằng những hành động của Trung Quốc là để đối phó với hiệp ước phòng thủ Xô-Việt ngày 3/11/1979, có nhiều cách diễn giải xung quanh việc chính sách của Trung Quốc là thành công hay thất bại. Thí dụ, theo Gerald Segal, chính sách của Trung Quốc đã thất bại vì không đặt được hiệp ước phòng thủ Xô-Việt tới “thử thách cao nhất.” Robert Ross cũng kết luận rằng chính sách của Trung Quốc là một thất bại, mặc dù ông tích cực hơn Segal ở chỗ cho rằng cuộc chiến tranh Trung-Việt là lần đầu tiên kể từ năm 1949 Trung Quốc sử dụng vũ lực khi lãnh thổ không trực tiếp bị đe dọa, và do đó chứng tỏ Trung Quốc nay có khả năng “hành động như một cường quốc khu vực với những quyền lợi khu vực.” Cuối cùng, Banning Garrett và Nayan Chanda tích cực hơn, ít nhất cũng thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng cuộc chiến tranh hạn chế Trung-Việt là một thành công vì đã chứng tỏ rằng Liên Xô là một “con gấu giấy” bởi Mátxcơva đã từ chối thực hiện nghĩa vụ theo hiệp ước phải can thiệp vì Hà Nội.

Có lẽ quan điểm tích cực nhất về cuộc xung đột Trung-Việt là của Chang Pao-min. Theo Chang, nếu nhìn nhận cuộc xung đột từ quan điểm của Bắc Kinh thì hiệp ước phòng thủ Việt-Xô năm 1978 là một mối đe dọa rõ ràng đối với an ninh của Trung Quốc. Không chỉ Liên Xô hy vọng sử dụng hiệp ước này để thiết lập một “Hệ thống An ninh Tập thể Châu Á” nhằm vào Trung Quốc, mà quan hệ quân sự của Liên Xô với Việt Nam còn được coi là một nỗ lực nhằm “đe dọa và âm mưu bóp nghẹt Trung Quốc từ phía nam.” Dưới góc độ này, Việt Nam sau này được tả trong các tuyên bố của Trung Quốc là “con dao của Liên bang Xô Viết đặt sau lưng Trung Quốc.” Do đó, đúng như Chang nhận xét, cuộc xung đột Trung-Việt phải được coi là một phản ứng trước nỗ lực của Liên Xô nhằm sử dụng Việt Nam để “kiềm chế và bao vây Trung Quốc ở Đông Nam Á … [do đó tạo ra] một mối đe dọa nghiêm trọng ở sườn phía nam của Trung Quốc.”

Các lập luận đưa ra trong bài viết này có xu hướng ủng hộ quan điểm rằng cuộc chiến tranh Trung-Việt tháng 2/1979 là một thành công. Một khi Bắc Kinh tin rằng Mátxcơva sẽ không can thiệp vì Hà Nội, việc này sẽ khuyến khích Bắc Kinh dứt hẳn với Mátxcơva. Việc này thể hiện rõ nhất trong tuyên bố ngày 3/4/1979 của Bắc Kinh rằng họ muốn chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung năm 1950. Nêu ra bằng chứng cuối cùng rằng các chính sách của Trung Quốc ở Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với Liên Xô, Amers đã nhận xét chính xác rằng quyết định năm 1988 của Trung Quốc không gắn quan hệ biên giới với Việt Nam với vấn đề Campuchia đã tương hợp gần như chính xác với các nỗ lực của Gorbachev nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ của Liên Xô với các quốc gia ASEAN. Do vậy, bằng việc phá vỡ vòng vây của Liên Xô và loại bỏ mối đe dọa của Mátxcơva về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận, Trung Quốc đã đạt được một chiến thắng chiến lược quan trọng trước Liên Xô.



Liên Xô phải chăng là “gấu giấy”?



Hầu hết các học giả phương Tây đều có một kết luận chung rằng cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc là một thất bại. Thí dụ, theo Gerald Segal, “cuộc chiến Trung-Việt năm 1979 là thất bại quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 1949.” Ở một phạm vi rộng, Robert Ross đồng tình và cho rằng: “Thất bại trong chính sách của Trung Quốc cho thấy rõ vai trò không rõ ràng của cường quốc khu vực này trong chính trị quốc tế đương đại.” Gần đây nhất, Ellis Joffe, một chuyên gia về PLA tại đại học Hebrew University of Jerusalem, kết luận rằng: “Trung Quốc đã chuốc vạ bởi các biện pháp hạn chế chống Việt Nam năm 1979. Trung Quốc định dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc một bài học." ("Strait of Uncertainty Taiwan braves increased pressure from China," Far Eastern Economic Review, 8 February 1996, 20-21.)

Các đánh giá tiêu cực này của phương Tây ngược lại hoàn toàn với tuyên bố của Bắc Kinh rằng cuộc chiến chống Việt Nam năm 1979 là một thành công, do quyết định không can thiệp của Mátxcơva đã chứng tỏ rằng Liên Xô chỉ là một “con gấu giấy”. Bắc Kinh có lẽ sẵn sàng chứng tỏ tuyên bố này bằng hành động, khi họ không chỉ công bố việc chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung năm 1950 mà sau đó còn đặt ra cho Mátxcơva ba điều kiện để cải thiện quan hệ Xô-Trung. Ba điều kiện này bao gồm: 1) rút quân đội Liên Xô khỏi biên giới Xô-Trung và Mông Cổ; 2) rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan; 3) chấm dứt sự ủng hộ của Liên Xô đối với việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia. (Yao Wengin, "Soviet Military Deployments in the Asia-Pacific Region: Implications for China's Security," in Richard H. Solomon and Masataka Kosaka, eds., The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA., Auburn House Publishing Company, 1986), 103.)

Do đó, bên cạnh việc thể hiện một tư thế cứng rắn hơn trong quan hệ với Liên Xô, các nước láng giềng ở phía nam cũng phải cư xử với Trung Quốc một cách tôn trọng hơn. Theo một báo cáo năm 1986, do Hà Nội đã thua trong ván bạc năm 1979 khi cho rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ tấn công, Việt Nam, “với kinh nghiệm của năm 1979, đã triển khai 700,000 quân ở phía bắc.” (Karl D. Jackson, "Indochina, 1982-1985: Peace Yields to War," in Richard H. Solomon and Masataka Kosaka, eds., The Soviet Far East Military Buildup (Dover, MA., Auburn House Publishing Company, 1986), 206.)

Vai trò có tính chất khẳng định hơn của Trung Quốc ở châu Á trong những năm 1980 cho thây Bắc Kinh thực sự tin rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến Trung-Việt năm 1979. Vì thế, mặc dù Nayan Chanda và những người khác đã cnảh báo rằng những tuyên bố của Trung Quốc rằng Liên Xô chỉ là “con gấu giấy” có thể chỉ là luận điệu tuyên truyền, nhưng những hành động của chính Bắc Kinh cho thấy rằng họ tin chắc vào quan điểm này. Chính vì lý do này mà các cuộc tranh luận gần đây xung quanh thời điểm Chiến tranh Lạnh thực sự kết thúc có vẻ như liên quan trực tiếp tới tuyên bố của Trung Quốc năm 1979 rằng Liên Xô đã quá yếu và không thể tham chiến. Thực tế, theo quan điểm của Trung Quốc, việc Liên Xô không can thiệp để giúp Việt Nam năm 1979 là bằng chứng chứng tỏ Mátxcơva không còn ý định tham gia một cuộc chiến tranh lớn. Nói cách khác, thời kỳ nguy hiểm nhất của Chiến tranh Lạnh đã qua đi.

Cho tới nay, cuộc tranh luận thường thấy về việc liệu Chiến tranh Lạnh có kết thúc trên thực tế trước khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 hay không đã diễn ra xung quanh những tuyên bố của tướng bốn sao về hưu của Liên Xô là Anatoly Gribkov, nguyên tham mưu trưởng của khối Hiệp ước Warsaw trong đầu những năm 1980. Gribkov lập luận dựa trên việc đến tháng 12/1981, Bộ Chính trị Liên Xô rõ ràng đã mất ý chí chính trị sử dụng vũ lực để duy trì đế chế mở rộng của họ trong vòng kiểm soát. Đánh giá này dựa trên việc Bộ Chính trị từ chối gửi quân tới Ba Lan để ngăn chặn một cuộc thay đổi dân chủ, một dấu hiệu của sự suy yếu mà Gribkov coi là bằng chứng cho thấy Liên Xô thực sự đã “thua” trong cuộc Chiến tranh Lạnh ngay từ năm 1981.("The Two Trillion Dollar Mistake," Worth, (February 1996), 78-83/128-129. )

Các biên bản được giải mật gần đây của một cuộc họp Bộ Chính trị Xô Viết ngày 10/12/1981 có xu hướng chứng tỏ cho các luận điểm của Gribkov, vì chúng cho thấy rằng lựa chọn gửi quân chống lại đảng “Đoàn kết” của Ba Lan đã bị Mátxcơva bác bỏ với sự đồng thuận rằng rủi ro là quá lớn. (Cold War International History Project Bulletin, Issue 5 (Spring 1995), 135-137) Ngoài ra, các biên bản này còn cho thấy Bộ Chính trị Liên Xô đã cân nhắc một cách nghiêm túc việc nhượng bộ ở Viễn Đông bằng việc ra lệnh rút quân khỏi Mông Cổ; nếu Mátxcơva thực hiện kế hoạch này trên thực tế thì coi như đã chấp nhận một trong ba điều kiện tiên quyết của Bắc Kinh cho việc cải thiện quan hệ Xô-Trung.

Các tài liệu này của Liên Xô, cũng như các tài liệu khác giống như thế, dường như chứng tỏ cho luận điểm của Gribkov rằng đến năm 1981, giới lãnh đạo Liên Xô đã mất khả năng sử dụng vũ lực nhằm củng cố lại đế chế Liên Xô đang lung lay. Cách suy luận này cũng có thể áp dụng cho cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979, do việc Trung Quốc tấn công Việt Nam rõ ràng tạo ra một mối đe dọa thực tế đối với an ninh và ổn định cho không gian ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Chính việc Bộ Chính trị Liên Xô từ chối thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối với Việt Nam và không can thiệp chống Trung Quốc cho thấy lập luận của Gribkov rằng Bộ Chính trị Liên Xô đã mất ý chí chính trị để củng cố đế chế của mình bằng vũ lực có thể được áp dụng tương đương - nếu không tốt hơn – cho kết quả của cuộc chiến Trung-Việt năm 1979.

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 và sự sụp đổ bất ngờ của Liên Xô năm 1991 đòi hỏi phải có một đánh giá khác về tác động của mối quan hệ Xô-Trung đối với cuộc xung đột Trung-Việt tháng 2/1979. Một khía cạnh cần có trong đánh giá này là xem xét liệu tuyên bố năm 1979 của Trung Quốc rằng Liên Xô chỉ là “gấu giấy” là có căn cứ hơn hay không nếu xét việc Liên Xô tan rã sau đó. Mặc dù khẳng định của Gribkov rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ năm 1981 có thể sớm hơn rất nhiều so với thời điểm mà hầu hết các học giả phương Tây có thể chấp nhận, nhưng vẫn còn muộn hơn mấy năm so với quan điểm của Trung Quốc. Do đó, khẳng định về thời điểm của Trung Quốc không những có vẻ hợp lý, mà đối với các học giả sau này thì năm 1979 một ngày nào đó sẽ chứng tỏ còn chính xác hơn năm 1981. Nếu như vậy, Bắc Kinh phải được đánh giá đúng vì đã xác định chính xác những dấu hiệu ở Viễn Đông về sự yếu kém trong nội bộ Mátxcơva từ hơn hai năm trước khi những dấu hiệu tương tự trở nên rõ ràng ở phương Tây. Điều này sẽ lại làm xuất hiện câu hỏi liệu “sự bắt đầu kết thúc” của Chiến tranh Lạnh có phải đã thực sự diễn ra vào năm 1979 hay không, do việc Mátxcơva đã không đương đầu với thách thức rắn mặt của Bắc Kinh đối với sự thống trị quân sự của Liên Xô ở Viễn Đông.



Kết luận



Các nghiên cứu trước đây về cuộc xung đột Trung-Việt ngày 17/2/1979 nhìn chung đều coi những hành động của Trung Quốc là một thất bại hoàn toàn. Ngược lại, bài viết này đã cố gắng đánh giá lại cuộc chiến Trung-Việt từ góc độ quan hệ Xô-Trung bằng việc liên hệ cuộc xung đột này với dấu mốc 29 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ 14/2/1950. Như một kết quả trực tiếp từ quyết định của Liên Xô không can thiệp giúp Việt Nam, Trung Quốc tin rằng Liên Xô không có đủ ý chí chính trị để dùng chiến tranh nhằm duy trì không gian ảnh hưởng của mình ở châu Á. Kết luận này đã khiến Bắc Kinh thông báo cho Mátxcơva ngày 3/4/1979 rằng Trung Quốc muốn chấm dứt Hiệp ước Xô-Trung năm 1950 khi hết thời hạn 30 năm vào năm 1980.

Từ 1950 đến 1979, Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ là nền móng cho quan hệ Xô-Trung. Mặc dù phần được phổ biến của hiệp ước này đã được công khai từ lâu, nhưng nội dung chính xác của các thỏa thuận bí mật đi cùng với hiệp ước này vẫn hầu như chưa được biết đến. Tuy nhiên, một điều khá rõ là các thỏa thuận bí mật này có liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ Xô-Trung và trong những năm 1950, 1960, các cuộc tranh chấp biên giới thường xuyên giữa Liên Xô và Trung Quốc phản ánh mức độ căng thẳng mà các thỏa thuận bí mật này đưa đến. Mặc dù các xung đột biên giới Xô-Trung đều không được phép leo thang thành chiến tranh tổng lực, nhưng Bắc Kinh đã liên tục thử thách quyết tâm của Liên Xô xem có sẵn sàng sử dụng vũ lực để duy trì Hiệp ước Xô-Trung 1950 hay không. Do vậy, từ quan điểm của Bắc Kinh, Hiệp ước Xô-Trung 1950 là một công cụ chính cho Mátxcơva áp đặt “bá quyền” đối với Trung Quốc và phần còn lại của châu Á.

Ngược lại, Mátxcơva rõ ràng lo ngại điều gì có thể xảy ra khi Hiệp ước Xô-Trung kết thúc thời hạn 30 năm. Bắt đầu từ năm 1969, Liên Xô thường xuyên thúc giục Trung Quốc thay thế hiệp ước này bằng một thỏa ước mới. Để buộc Bắc Kinh phải xuống nước, Mátxcơva không những củng cố các đường biên giới Liên Xô-Trung Quốc và Mông Cổ-Trung Quốc, mà còn gây áp lực đối với Trung Quốc từ phía nam, bằng việc ký một hiệp ước liên minh với Việt Nam. Do vậy, việc cải thiện mối quan hệ Việt-Xô, đỉnh điểm là việc ký hiệp ước phòng thủ Việt-Xô ngày 3/11/1978, có thể được liên hệ trực tiếp tới mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Quốc với Liên Xô vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, thay vì xuống nước, Trung Quốc đã tấn công Việt Nam ngày 17/2/1979, chỉ ba ngày sau dấu mốc 29 năm ngày ký Hiệp ước Xô-Trung 1950. Khi Mátxcơva từ chối can thiệp giúp Hà Nội, Bắc Kinh quyết định rằng Bộ Chính trị Liên Xô sẽ không sử dụng chiến tranh để buộc Trung Quốc tiếp tục Hiệp ước Xô-Trung 1950 và củng cố quyết tâm để thông báo ngày 3/4/1979 ý định chấm dứt hiệp định này.

Một trong những mục tiêu chính của Bắc Kinh khi tấn công Việt Nam là để đảm bảo rằng Trung Quốc không bị bao vây cả ở phía bắc và phía nam bởi các lực lượng Liên Xô. Cuộc tấn công Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc, với tất cả những khiếm khuyết rõ ràng của nó, đã thực sự đạt được mục tiêu chiến lược này do việc Liên Xô từ chối can thiệp giúp Việt Nam đã làm mất đi mối đe dọa về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận với Liên Xô và Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc cũng giành được một chiến thắng rõ ràng trước các nỗ lực của Liên Xô muốn gây sức ép buộc Trung Quốc ký một hiệp ước mới thay thế hoặc củng cố Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Xô-Trung ngày 14/2/1950. Cuối cùng, nhìn lại, khẳng định của Trung Quốc rằng Liên Xô chỉ là “gấu giấy” có vẻ như khác chính xác, và do đó cho thấy có lẽ là dấu hiệu đầu tiên từ bên ngoài rằng đế chế Liên Xô đang bị đe dọa bởi sự sụp đổ từ bên trong, một sự sụp đổ phải mười năm sau mới diễn ra với sự kiện bức tường Berlin năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô năm 1991.
http://viet-studies.info/kinhte/LienHeXoTrung_Elleman.htm