8 May 2009

BOXIT Ascendant China eclipses trailblazing Japan

Món quà bauxite cho Trung Quốc"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần sang Trung Quốc
Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là "món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" cho phía Trung Quốc.

Bài của David Pilling hôm 06/05/2009 nhìn vào cách thức một "nước Trung Hoa đang vươn lên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng sức ép lên các nước láng giềng.

Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Quốc.

Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướng tới.

Theo tác giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạo Trung Quốc.

Hiển nhiên, điều này không nói lên gì về cá nhân Thủ tướng Dũng vì ông cũng chỉ làm như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy "tự đến khách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.

Nhưng điểm quan trọng là, theo bài báo, thủ tướng Việt Nam "đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm" (nguyên văn: He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium).

Tác giả David Pilling gọi đây là cách "triều kiến Trung Quốc" (pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên.

Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam
Bình luận của Financial Times
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc cũng là vấn đề được hàng loạt báo chí quốc tế như trên Wall Street Journal, New York Times, The Economist hay Asia Times nêu ra như một lý do vì sao chính quyền Việt Nam cứ quyết tâm thúc đẩy vụ bauxite.

Nhưng David Pilling nói Việt Nam "đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam" năm ngoái.

Trong khi không có ai ở Việt Nam, nước từng bị Trung Quốc "chiếm đóng 1000 năm" muốn vội vã trải thảm đón đầu tư của Trung Quốc Financial Times viết rằng chính quyền Việt Nam đã cấm một tờ báo nêu ra vấn đề gai góc về lãnh thổ với Trung Quốc.

Nhắc đến những phản đối vì lý do môi trường tại Việt Nam khi nhà nước đưa ra dự án bauxite, bài báo nói "Chính quyền cũng chỉ nói cho qua chuyện những lo ngại về môi sinh".

So sánh với khu vực

Một điểm đáng chú ý khác là sự so sánh vị thế và cách hành xử của Hàn Quốc và Việt Nam trong quan hệ với Bắc Kinh.

Bài báo nói Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc và ngược lại, các công ty Nam Hàn đã đầu tư tới 40 tỷ đô vào Trung Quốc.


Trung Quốc nắm trong tay lá bài Bắc Hàn khiến Nam Hàn phải e ngại
Mặt khác, Trung Quốc cũng nắm con bài Bắc Hàn vốn là yếu tổ an ninh chủ đạo cho sự sống còn của nhà nước Nam Hàn.

Hàn Quốc cũng có lúc công khai tỏ thái độ khi định nghĩa các quyền lợi chiến lược và ngoại giao của họ đối với Trung Quốc.

Financial Times, bản trên mạng đưa tin rằng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giữa tháng Tư đã công bố một bản phúc trình nói rằng "ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc có thể khiến nỗ lực ngoại giao của Seoul nhằm đảm bảo an ninh về tài nguyên bị nguy hại".

Sự việc đã gây ra một cú chao đảo nhỏ trong quan hệ hai bên, nhất là vì báo cáo cũng đề nghị Seoul phải "có biện pháp chống đỡ đối với Trung Quốc", nhưng rút cuộc các quan chức ngoại giao Hàn Quốc đã phải tìm cách giải tỏa căng thẳng vì quan hệ song phương quá quan trọng.

Còn đối với Đài Loan, đây là ví dụ thứ ba cho thấy sức hút của Trung Quốc.

Tuy Đài Bắc vẫn mua 6,5 tỷ đôla vũ khí từ Hoa Kỳ để phòng thủ trước Trung Quốc, có vẻ như bên cạnh chiến lược cải thiện quan hệ kinh tế, ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được xúc tiến.

Vẫn Financial Times nói chính phủ Mã Anh Cửu gần đây cũng cho các công ty Trung Quốc vào đầu tư và rất có thể sẽ chuẩn thuận vụ công ty China Mobile mua 12% cổ phần trị giá 533 triệu đô trong công ty Far EasTone chuyên về điện thoại di động ở Đài Loan.

Không biết có phải tình cờ hay không mà cùng lúc Trung Quốc đã đồng ý Đài Loan hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới.

Bài báo kết luận rằng với thế lực của Nhật Bản ngày càng giảm sút vì kinh tế trì trệ, Trung Quốc đang tìm cách gây sức ép lên các nước láng giềng, trong đó Việt Nam là nước bị ép nhiều nhất.

+++++++++++++++++++++++++=
David Pilling

There has been much chatter about the “G2” lately. But the idea that the US and China can together, and semi-exclusively, take on the world’s biggest problems is overdone. That day may come. For the moment, though, there are limits to how much an authoritarian government presiding over a relatively poor country can contribute to global problem-solving. For now, the rise of China and the relative decline of the US is more likely to mean a multi-polar than a bipolar world.

Yet China’s growing economic weight and its more assured strut on the world stage is having a definite impact regionally. A recent editorial in South Korea’s Chosun Ilbo newspaper struck an awestruck tone on the subject of “China’s clout”. It described a meeting on the fringes of last month’s Group of 20 summit in London in which Nicolas Sarkozy, France’s president, told Hu Jintao, his Chinese counterpart, that Paris would not support Tibetan independence. Almost more important than what it termed the “white flag of surrender” over Tibet was the detail that Mr Sarkozy had to travel to Mr Hu’s hotel for an audience. In Asia, etiquette is everything. Even Hillary Clinton, not usually known for her reticence, was said to have been quiet on human rights, Taiwan and Tibet. The editorial offered a simple explanation: “China owns $1,400bn [€10,530bn, £9,320bn] of US assets.”

There is a mixed sense of pride and trepidation at the rise of an Asian superpower. Especially when it comes to smaller nations in China’s penumbra, there are signs that, like client states of old, countries are pragmatically paying tribute to Beijing. Take Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister. He recently spent a week touring China, having, like Mr Sarkozy, travelled for the privilege of a hearing. He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium, humbly beseeching China for investments of up to $15bn in what are the world’s third largest reserves of the ore. Hanoi is understandably anxious to close its $11bn trade deficit with China through mineral exports.

Not everyone in Vietnam, a colony of China for 1,000 years, is happy about spreading out the investment welcome mat so readily. Dissenters have opposed Chinese bauxite investments on environmental grounds, one of the few safe avenues of protest in one-party Vietnam. The government has paid lip-service to those concerns, but has clamped down on at least one publication that risked Beijing’s ire by drawing attention to well-known territorial disputes Vietnam has with China. Last year, Hanoi was powerless to stop Beijing warning off ExxonMobil from a deal with PetroVietnam in waters China considers its own.

South Korea, which has an altogether sturdier economy than Vietnam, does not have to pussyfoot around to the same extent. But small incidents are revealing. In mid-April, South Korea’s finance ministry caused a low-level diplomatic stir by issuing a report called the “Beijing Consensus”, in which it said that China’s growing influence over developing countries “could put Korea’s diplomatic efforts to secure natural resources in peril”. Seoul, it said, should come up with measures to counter Beijing’s expanding clout.

That report caused some embarrassment for South Korean diplomats stationed in Beijing, who scrambled to play it down. As one South Korean China-hand confided, the stakes are high. China is the only country with anything resembling leverage over North Korea and its rogue nuclear weapons programme. As with Vietnam, China is Korea’s biggest trading partner. South Korean companies have invested $40bn in China and 5.8m people travel between the two countries each year, quite an increase from the 40,000 who made the short hop during the 1980s. “When the rooster crows in Shandong, you can hear it in Korea,” goes one saying. It must be particularly audible when the rooster in question is a member of the Communist party apparatus.

Taiwan is a third example of Beijing’s magnetic pull. The island state, which recently bought $6.5bn of US arms to help defend itself from mainland China, has simultaneously been scrambling to patch up diplomatic and economic relations wrecked by the previous government’s rhetoric about formal independence. The government of Ma Ying-jeou agreed last month to open up investment to Chinese companies and is likely to approve China Mobile’s $533m purchase of a 12 per cent stake in Far EasTone, a Taiwanese mobile operator. Coincidentally, or not, Beijing has deigned to allow Taiwan observer status at the World Health Organisation’s annual assembly, dropping its customary objection to the attendance of an island state it considers a mere province of China. Taiwan’s stock market has jumped nearly 15 per cent in a few days at the prospect of closer ties.

The sort of sway Beijing exerts contrasts markedly with Tokyo’s rather forlorn attempts at regional leadership. Certainly, postwar Japan has had a very real impact on Asian development from South Korea to Thailand (even China itself) through its trailblazing example and through its aid, investment and transfer of technology. But, hampered by its failure to heal wartime rancour, Japan has struggled to translate its huge economic advantage into diplomatic influence. Now, Japan’s economic lead is being eroded daily by China. Tokyo has never worn the mantle of regional leader all that convincingly. Beijing looks ready to don it as to the manor born.
http://www.ft.com/cms/s/0/57d45a62-3a84-11de-8a2d-00144feabdc0.html

No comments: