22 Jul 2008

Viet Nam Tren Ban Co Khu Vuc

Việt Nam trên bàn cờ quân sự khu vực


Tiềm lực quân sự Trung Quốc luôn là mối quan ngại của Hoa Kỳ
Trung Quốc vừa triển khai một căn cứ tàu ngầm hạt nhân có quy mô lớn ở Đảo Hải Nam.
Tiến Sỹ Stein Tonnesson, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế ở Oslo, Na Uy, chuyên gia về Biển Đông nhận xét với BBC Việt Ngữ rằng đây chính là một cuộc đua giành vị trí siêu cường hải quân trong khu vực.

Tiến Sỹ Tonnesson: Đây là một phần trong chiến lược chung của Trung Quốc, muốn ngăn không cho tàu chiến Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực tiếp cận tới gần khu vực duyên hải của Trung Quốc.

Đây cũng là cơ sở để lực lượng hải quân Trung Quốc vào gần hơn nữa các đảo ở khu vực Biển Nam Trung Hoa. Đương nhiên, điều này có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Việt Nam.

Rất có thể sẽ có nguy cơ nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực, đặc biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Rất có thể sẽ có nguy cơ nổ ra một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước có quyền lợi liên quan trong khu vực, đặc biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc.



Về phần mình, Việt Nam cũng đã cố gắng trong việc xây dựng một lực lượng phòng ngự dọc theo bờ biển Việt Nam. Điều này khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc hoạt động và kiểm soát không phận ở Biển Nam Trung Hoa.

Căn cứ ở Hải Nam của Trung Quốc cũng có thể để đáp lại việc đó, song cũng cần phải tham khảo xa hơn tới nguồn gốc của cuộc ganh đua địa chính trị rộng lớn hơn giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.

BBC: Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên có một chính sách rõ ràng về đối trọng, tìm về phương Tây, chẳng hạn như làm bạn với Hoa Kỳ hoặc một quốc gia khác. Ông có nghĩ là Việt Nam có chiến lược này hay không?

Tiến Sỹ Tonnesson: Tôi nghĩ Việt Nam có một chính sách có chủ ý về việc duy trì cân bằng giữa tất cả các cường quốc và cố gắng giữ quan hệ tốt với càng nhiều nước càng tốt. Chính sách Việt Nam rõ ràng là nhằm tránh bất cứ một liên minh nào và không làm mếch lòng cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ hay Ấn Độ, cố gắng giữ quan hệ tốt với tất cả các cường quốc trong hy vọng là cán cân giữa các cường quốc sẽ không thay đổi một cách bất lợi cho Việt Nam.


Hồi cuối năm 2007, Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung với Ấn Độ
Trong lúc đó, Việt Nam từng bước xây dựng các lực lượng quân sự của mình, cả về hải quân và không quân dọc theo duyên hải để nước này có thể có được lực lượng phòng vệ của riêng mình. Tôi không thấy có quá nhiều bước đi khác thay đổi trong chiến lược này về phía Hoa Kỳ. Tôi cũng không thấy Việt Nam quá sợ hãi Trung Quốc để có một bước thay đổi cấp tiến như vậy.

BBC: Ông có nghĩ là ngoài chuyện tác động tới Việt Nam, căn cứ tàu ngầm hạt nhân Hải Nam của Trung Quốc có liên quan tới Đài Loan?

Tiến Sỹ Tonnesson: Rõ ràng động thái này của Trung Quốc có liên hệ tới Đài Loan nếu chúng ta dự kiến sẽ có một cuộc đối đầu tranh chấp trong tương lai giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Hoa Kỳ cùng Nhật Bản.

Động thái này còn vượt qua phạm vi cuộc xung đột đương nhiên giữa Trung Quốc với Đài Loan qua việc Trung Quốc bố trí nhiều hoả tiễn dọc theo duyên hải chĩa vào hòn đảo này. Nó còn liên quan đến cả việc ngăn cản hải quân Hoa Kỳ tiến vào quá gần Trung Quốc, tránh để lặp lại một sự việc tương tự hồi năm 1995 dưới nhiệm kỳ của cựu tổng thống Clinton, khi Hoa Kỳ bất ngờ triển khai một hạm đội ở khu vực gần Trung Quốc.

Việt Nam cũng là một phần trong bàn cờ này và tôi nghĩ Việt Nam cũng cần trung lập trong cuộc đối đầu đó của Trung Quốc với Đài Loan.

BBC: Ông có nghĩ là một ngày nào đó căn cứ Cam Ranh ở Việt Nam có thể chuyển thành một căn cứ hạt nhân? Nếu điều đó xảy ra thì kịch bản trong khu vực sẽ như thế nào?

Tiến Sỹ Tonnesson: Cam Ranh là một hải cảng thiên nhiên đẹp. Tôi hiểu là chính sách của Việt Nam không muốn biến cảng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự một lần nữa, sau thời Hoa Kỳ hay Liên Xô cũ, sử dụng. Nhưng Việt Nam muốn sử dụng cảng này cho các mục tiêu về thương mại và có lẽ cho phép các tàu bè hàng hải neo đậu để sửa chữa khi cần. Cá nhân tôi chưa thấy có sự thay đổi nào trong chính sách này.

No comments: