26 Sept 2008

Phố Wall: Đánh đổi tự do để tồn tại?

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm thay đổi toàn bộ hình ảnh Phố Wall một cách nhanh chóng.

Trong 6 tháng qua, 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã bị xóa sổ. Việc 2 ngân hàng đầu tư độc lập còn lại là Morgan Stanley và Goldman Sachs vừa chuyển đổi mô hình hoạt động sang tập đoàn ngân hàng tổng hợp (bank holding company) đã kết thúc một giai đoạn lịch sử hoàng kim của Phố Wall với mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (financial holding company).

Bài viết này nhằm chia sẻ về mô hình hoạt động mới của ngân hàng đầu tư trong bối cảnh mới nhằm chống chọi với khủng hoảng tài chính.

Người viết cho rằng động lực chính của việc chuyển đổi mô hình hoạt động xuất phát từ bản năng sinh tồn của các ngân hàng đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại khi các khoản lợi nhuận ngày càng giảm sút, việc huy động vốn mới rất khó khăn và chi phí tăng cao.

Ngân hàng thương mại với ưu thế về nguồn vốn dài hạn, ổn định, chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng đầu tư có đủ sức kháng cự chống lại một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử tài chính. Mô hình mới này có những thuận lợi và thách thức nhất định.

Mô hình "cũ" cho hoàn cảnh "mới"

Mô hình mà Morgan Stanley và Goldman Sachs đã chọn chính là mô hình tập đoàn ngân hàng tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

Đây không phải là một mô hình mới mà đã được hầu hết các tập đoàn ngân hàng thương mại lớn trên thế giới áp dụng trong thập kỷ qua nhằm tạo ra những "siêu thị tài chính" cung cấp cho khách hàng tổng thể các loại sản phẩm đầu tư đa dạng trên thị trường vốn cũng như dịch vụ ngân hàng thương mại.

Mô hình ngân hàng tổng hợp đã có từ lâu trong lịch sử ngành tài chính. Sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, mô hình này đã bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagall ra đời năm 1933, nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

Chỉ đến năm 1999, dưới sức ép của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng phạm vi họat động, đạo luật Glass-Steagall mới bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley, nhằm cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, hình thành nên các tập đoàn ngân hàng tổng hợp.

Các tên tuổi như Citi Group, JP Morgan, Deutsche Bank, UBS, Credit Suisse, Barclays đều đã áp dụng mô hình này. Citi Group là ngân hàng đi đầu trong cuộc cách mạng này với việc sáp nhập với Travellers là một tập đoàn chuyên về bảo hiểm, môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư (Salomon Smith Barney). Cuộc hôn nhân này được thực hiện năm 1998 gây nhiều tranh cãi pháp lý song đã mở đường cho việc thay thế đạo luật Glass-Steagall vào năm 1999. Các tập đoàn ngân hàng tổng hợp ngày nay đều có tiền thân là hoạt động ngân hàng thương mại rồi vươn ra hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua tăng trưởng cơ học (mua bán, sáp nhập) hoặc tăng trưởng sinh học (tự xây dựng).

Với việc Morgan Stanley và Goldman Sachs chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp, lịch sử được chứng kiến việc thực hiện mô hình "cũ" theo một cách thức "mới": ngân hàng đầu tư lấn sân sang ngân hàng thương mại.

Trong thực tế, không phải bây giờ các ngân hàng đầu tư mới bắt đầu xây dựng hoạt động ngân hàng thương mại. Goldman Sachs đã thành lập ngân hàng thương mại Goldman Sachs Bank USA va Goldman Sachs Bank Europe nhưng với quy mô nhỏ (tiền gửi huy động 20 tỷ USD).

Với mô hình mới, Goldman sẽ mở rộng quy mô mảng ngân hàng thương mại với tổng tài sản dự kiến 150 tỷ USD. Goldman Sachs sẽ trở thành ngân hàng tổng hợp lớn thứ 4 của Mỹ.

Morgan Stanley cũng đã có hoạt động ngân hàng thương mại (với số tiền gửi huy động được 36 tỷ USD) và sẽ tiếp tục mở rộng mảng kinh doanh này. Việc bán 20% cổ phần cho Mitshubishi UFJ Financial thể hiện cam kết mạnh mẽ của Morgan Stanley theo mô hình mới.

Với việc chuyển đổi sang mô hình mới, Phố Wall giờ đây đã thuộc về tay FED. Cuộc tranh giành quyền lực ảnh hưởng của FED và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đối với Phố Wall vốn dai dẳng lâu nay, đã đến hồi kết thúc.

Thuận lợi

Mô hình mới mang lại một số thuận lợi mà quan trọng nhất là nguồn vốn.

Ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty tài chính với hoạt động kinh doanh rủi ro trên thị trường vốn, do đó không được phép nhận tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng đầu tư chủ yếu là vốn cổ đông, vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu.

Ngoài ra, một nguồn vốn quan trọng khác của ngân hàng đầu tư được hình thành qua nghiệp vụ repo, tức là đi vay có bảo đảm bằng các chứng khoán. Việc kết hợp đi vay và cho vay thông qua "repo" và "reverse repo" hình thành nên hoạt động "khớp sổ" (match-book), cho phép ngân hàng đầu tư xây dựng quy mô bảng cân đối một cách dễ dàng, do đó tạo ra một hệ số đòn bẩy rất cao (20-30 lần).

Nhược điểm của các nguồn vốn này thường mang tính chất ngắn hạn, không ổn định và chi phí cao. Trong khi đó ngân hàng thương mại lại có đặc ân huy động tiền gửi của khách hàng hình thành nên một nguồn vốn ổn định và rẻ. Hơn nữa, do ngân hàng tổng hợp có mức độ rủi ro thấp hơn so với ngân hàng đầu tư, việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của ngân hàng tổng hợp cũng rẻ hơn.

Ngoài ưu thế về vốn, mô hình ngân hàng tổng hợp còn có một số lợi thế khác. Thứ nhất, lợi thế về khách hàng và sản phẩm. Việc tận dụng mạng lưới khách hàng và sản phẩm đa dạng hơn cho phép ngân hàng đầu tư bán chéo sản phẩm cho các khách hàng nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Trong giai đoạn khó khăn nguồn thu nhập ổn định của mảng ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò chính, trong khi mảng ngân hàng đầu tư sẽ có thể mang lại các khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Thứ hai, việc chuyển đổi mô hình sang ngân hàng tổng hợp cho phép ngân hàng tránh được một số quy định nghặt nghèo của chuẩn mực kế toán của Mỹ, do đó một số tài sản không cần hạch toán theo giá trị hợp lý (fair value accounting). Điều này sẽ giảm bớt một số khoản dự phòng giảm giá một cách hợp lệ.

Cuối cùng, việc chuyển đổi mô hình còn cho phép ngân hàng đầu tư tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Việc cứu trợ này gồm nhiều hình thức khác nhau như tiếp cận dịch vụ cho vay thông qua chiết khấu tài sản đảm bảo (discount window) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; cứu trợ với tư cách là người cho vay cuối cùng (last resort lender); và các chương trình cứu trợ khác.

Với việc FED đang trình Quốc hội thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD nhằm mua lại các gói trái phiếu rủi ro trên bảng cân đối của các ngân hàng thương mại thì việc chuyển đổi lần này có tầm quan trọng sự sống còn đối với các ngân hàng đầu tư trong hoàn cảnh hiện tại.

Do dịch vụ cứu trợ của FED thông thường chỉ áp dụng cho ngân hàng thương mại chịu sự giám sát của FED mà không áp dụng cho các ngân hàng đầu tư vốn chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Mỹ, việc các ngân hàng đầu tư đi tìm một người "đỡ đầu" mới trong hoàn cảnh hiện tại cũng là điều dễ hiểu.

Thách thức

Để tận dụng được những thuận lợi theo mô hình mới, các ngân hàng đầu tư phải chịu những hy sinh nhất định, mà sự hy sinh lớn nhất là sự tự do. Chính vì vậy, có thể ví đây là một cuộc "đánh đổi tự do để tồn tại".

Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra các quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận khổng lồ (dưới sự giám sát của SEC) thì giờ đây họ chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi, trong đó, FED sẽ có vai trò là cơ quan giám sát tổng hợp.

Các ngân hàng tổng hợp sẽ phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động ngân hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về an toàn cũng như cơ chế báo cáo. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả FED, SEC và cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý tiên tiến. Việc đầu tư cho con người và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng.

Các quy định về an toàn vốn theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân hàng thương mại có mức độ ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này sẽ hạn chế các hoạt động rủi ro và sử dụng đòn bẩy tài chính quá trớn. Hệ số đòn bẩy tài chính chắc chắn sẽ phải giảm từ mức 25-30 lần hiện tại xuống dưới 20 lần. Ngoài ra việc trích lập các quỹ như tiền gửi bắt buộc, tiền gửi thanh toán, bảo hiểm tiền gửi đối với mảng ngân hàng thương mại sẽ sẽ là những chi phí tài chính đi kèm.

Việc thay đổi mô hình hoạt động có thể sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp truyền thống của các ngân hàng đầu tư. Các nhân viên sẽ phải thay đổi quan điểm và thái độ của họ đối với rủi ro và phải suy nghĩ kỹ hơn trước từng quyết định kinh doanh rủi ro cao.

Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, thu nhập bình quân đầu người chắc chắn sẽ giảm xuống. Các nhân viên đầu tư (dealer) vốn ham thích mạo hiểm rủi ro sẽ cảm thấy khó chịu trong một môi trường mới và thu nhập giảm sút.

Do đó, rất có thể sẽ diễn ra một làn sóng chất xám chảy sang các quỹ đầu cơ (hedge funds) hay các công ty đầu tư vốn tư nhân (private equity firms).

Tính bền vững của mô hình?

Với những gì đang diễn ra của một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt, việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng tổng hợp đang được coi là một giải pháp phù hợp.

Về mặt pháp lý, đạo luật Glamm-Leach-Bliley (1999) đã cho phép việc hình thành ngân hàng tổng hợp và đây chỉ là một sự vận dụng sự cho phép này trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên để kết luận tính bền vững của mô hình này có lẽ sẽ cần sự thử nghiệm qua thời gian. Lịch sử cho thấy mỗi mô hình chỉ phù hợp cho từng giai đoạn lịch sử nhất định phù hợp với từng trình độ phát triển.

Mô hình ngân hàng tổng hợp không phải là một mô hình hoàn hảo. Chính các nhược điểm của mô hình này làm cho hậu quả cuộc Đại khủng hoảng 1929 thêm trầm trọng và là lý do đạo luật Glass-Steagall (1933) ra đời nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Một số nhược điểm bao gồm:

- Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: các ngân hàng tham gia vào bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro cho các khách hàng gửi tiền và Chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;

- Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng: việc cung cấp cả dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích. Ví dụ ngân hàng có thể chấp nhận cho vay các khoản vay dưới chuẩn cho các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị phá sản chỉ vì ngân hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá. Ví dụ khác, ngân hàng có thể ép các khách hàng tín dụng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà bản thân ngân hàng muốn bán ra trong quá trình đầu tư hay phân phối phát hành chứng khoán.

- Sự cạnh tranh không công bằng: ngân hàng thương mại được trợ cấp một phần bảo hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhà rỗi trong dân rẻ hơn thông qua các khoản tiết kiệm. Do đó nếu cho phép kinh doanh ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các đối thủ ngân hàng đầu tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;

- Sự tập trung quyền lực: việc kết hợp ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư sẽ tạo nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng quyền lợi khách hàng.

Các nhược điểm nêu trên không phải là không có cơ sở. Ngay đầu năm 2008, Citi Group đã chịu khoản tổn thất nặng nề từ hoạt động ngân hàng đầu tư và điều này đã đe dọa sự an toàn của mảng ngân hàng thương mại.

Hơn nữa, một câu hỏi đặt ra là bản thân các ngân hàng đầu tư có thực sự muốn chuyển đổi hay đây chỉ là một giải pháp tình thế. Lịch sử cho thấy khi chu kỳ kinh tế bùng nổ tăng trưởng, một số ngân hàng đầu tư sẵn sàng tự tách mình ra khỏi hoạt động ngân hàng thương mại nhằm tìm lại sự tự do. Sự "chân thành" của việc chuyển đổi lần này chỉ có thể được trả lời theo năm tháng.

Mô hình nào cho hoàn cảnh Việt Nam?

Với sự vận động nhanh chóng của tình hình thế giới, Việt Nam cần tìm cho mình một mô hình vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, vừa có khả năng đón đầu tương lai mà vẫn giữ được tính an toàn của hệ thống. Đây là một vấn đề phức tạp, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng.

Việt Nam hiện cho áp dụng mô hình ngân hàng tổng hợp với việc các ngân hàng thương mại hình thành các công ty chứng khoán trực thuộc. Ngoài ra còn có hàng chục công ty chứng khoán hoạt động độc lập. Đối với ngân hàng tổng hợp, hiện Ngân hàng Nhà nước là cơ quan giám sát chung, trong khi đó Ủy ban Chứng khoán giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có quy định các ngân hàng mẹ không được cấp tín dụng cho các công ty chứng khoán trực thuộc. Do đó bản chất ngân hàng tổng hợp tại Việt Nam có một số khác biệt với mô hình ngân hàng tổng hợp của quốc tế. Sự tách bạch nguồn vốn này là một định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh hiện tại khi trình độ quản trị rủi ro và ý thức chấp hành rủi ro của các ngân hàng chưa cao nhằm hạn chế việc sử dụng tiền gửi của khách hàng sang đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, hiện tại các ngân hàng thương mại cũng được phép cho vay đầu tư chứng khoán với hạn mức dưới 20% vốn điều lệ, theo quy định mới. Các ngân hàng thương mại thường ủy thác cho các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ cho vay này song rủi ro vẫn thuộc ngân hàng thương mại. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho phép các ngân hàng mẹ chuyển nguồn vốn này xuống các công ty chứng khoán trực thuộc thông qua khoản cho vay nội bộ để họ thực hiện chức năng kinh doanh này. Trong tương lai khi thị trình độ quản lý rủi ro tốt hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng dần các quy định cho vay của ngân hàng mẹ đối với công ty chứng khoán. Việc nới lỏng này có thể được thực hiện thông qua các công cụ không mang tính hành chính như tỷ lệ an toàn vốn.

Với mô hình hoạt động hiện tại, tất nhiên vẫn có thể phát sinh một số rủi ro. Việc phối hợp giám sát giữa Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán có tầm quan trọng đối với việc duy trì hoạt động an toàn của hệ thống.

Người viết xin đưa ra một số khuyến nghị tham khảo.

- Ngân hàng Nhà nước cần giám sát các khoản cho vay từ ngân hàng mẹ sang công ty chứng khoán con dưới các hình thức biến tướng. Ví dụ ngân hàng mẹ bảo lãnh để ngân hàng con đi vay ở ngân hàng khác, hoặc cách thức cho vay lòng vòng qua các trung gian thứ 3 khác. Bản chất và tinh thần của quy định luôn quan trọng hơn hình thức thể hiện;

- Ủy ban Chứng khoán nên nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng về tỷ lệ an toàn vốn đối với các công ty chứng khoán được cấp phép (regulated entities);

- Bộ Tài chính cần sớm xây dựng và hoàn chỉnh chuẩn mực kế toán cho các hoạt động của công ty chứng khoán theo tinh thần chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 theo hướng ghi nhận giá trị tài sản và công nợ theo giá trị thị trường. Các thông lệ kế toán áp dụng cho hoạt động chứng khoán tại Việt Nam hiện còn bất cập so với kế toán quốc tế và có thể dẫn tới rủi ro không được phát hiện kịp thời;

- Các ngân hàng tổng hợp cần tạo sự ngăn cách tương đối giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng xần xây dựng cơ chế phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mâu thuẫn lợi ích;

- Các ngân hàng tổng hợp cũng như các công ty chứng khoán cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến nhằm đo lường và quản lý rủi ro, đặc biệt là các rủi ro thị trường.

21 Sept 2008

ORDINANCE ON THE TRANSFER OF FOREIGN TECHNOLOGY INTO VIETNAM

Ordinance on the transfer of foreign technology into Vietnam
--------------------------------------------------------------------------------

11-01-2007




STATE COUNCIL ---- No. 101 CT/HDNN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence-Freedom-Happiness. ****





ORDER OF THE STATE COUNCIL OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM *****

Pursuant to Article 100 of Constitution of the Socialist Republic of Vietnam and pursuant to Article 34 of the Law on Organization Assembly and the State Council

PROMULGATES:

The Ordinance on the Transfer of Foreign Technology into Vietnam passed through the State Council of the Socialist Republic of Vietnam on 5 December 1988 Hanoi, 10 December 1988

On behalf of the State Council of the Socialist Republic of Vietnam Chairman VO CHI CONG






ORDINANCE ON THE TRANSFER OF FOREIGN TECHNOLOGY INTO VIETNAM *****

In order to constantly enhance the technology capabilities of the country and to promote socio-economic development in accordance with its policy of expanding economic, scientific and technological cooperation with foreign countries.

Pursuant to articles 16, 43 and 100 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam.

This Ordinance sets forth the provisions regulating the transfer of foreign technology into Vietnam.

Chapter I General Provisions

Article 1:

The Socialist Republic of Vietnam encourages foreign organizations and individuals to transfer technology into Vietnam on the basis of equality and mutual benefit.

The Socialist Republic of Vietnam guarantees the rights and legal interests of foreign organizations which and foreign individuals who transfer technology into Vietnam, and creates favorable conditions for the transfer.

Article 2:

For the purpose of this Ordinance, the following terms shall have the meanings described hereunder:

1. The transferor of technology means a party consisting of one or more foreign economic, scientific, technological or other organizations enjoying the status of legal person or foreign individuals transferring technology into Vietnam.

2. The transferee of technology means a party consisting of one or more Vietnamese economic, scientific, technological or other organizations enjoying the status of legal person or individuals receiving the technology being transferred into Vietnam.

3. The two parties means the transferor and the transferee of technology.

Article 3:

The following activities are regarded as the transfer of technology:

1. Transfer of utilization or ownership rights of patents, licences, utility models or other industrial property right;

2. Transfer of know-how or specialized technical knowledge in the form of technical solutions, design documents, formula, and technical specifications with or without equipment;

3. Provision of technical assistance and consultancy services, including training and the supply of information.

Article 4:

In the transfer of technology into Vietnam, the following requirements shall not be violated:

1. It shall improve technological standard, production efficiency and the quality of products or create new products.

2. It must not be detrimental to the safety of production

3. It shall make rational use of energy, natural resources, and work force

4. It shall not damage the environment The Government of the Socialist Republic of Vietnam will announce the sectors in which priority shall be given to the transfer of technology.

Chapter II Technology transfer contracts

Article 5:

Any transfer of technology which is commercial by nature or which involves the rights and obligations shall be carried out pursuant to a written contract.

Article 6:

A technology transfer contract shall contain the following principal clauses:

Objects of the technology transfer: name, content, technological specifications and results to be achieved;
Price, terms, and mode of payment;
Place, time, and schedule for transfer;
Details concerning industrial property rights;
The effective duration of the contract and conditions for its amendment and termination;
Undertaking, of the two parties in respect of quality, reliability, guarantees, confidentiality of the technology, and other guarantees for the non-existence of defects in the technology and its transfer;
Training related to the technology transfer;
The procedures to be applied in the settlement of disputes which may arise from the implementation of the technology transfer contract; laws applicable to the settlement of disputes.
Article 7:

Unless being permitted by an authorized State body of Vietnam, the following restrictive clauses shall not be permitted in the contract.

1. Obligations on the technology transferee to purchase raw materials, equipment, intermediate goods and parts or to permanently use workforce from sources indicated by the transferor.

2. Restrictions concerning quantity of production of the transferee including the appointment of sales agents of trade representatives.

3. Restriction on the markets to which the transferee may export their products, other than those markets in which the transferor already manufactures or sells similar products, or has granted a exclusive licence to a third party.

4. Restrictions on the research and development of transferred technology by the transferee or on the acquisition of similar technology from other sources.

Article 8:

The price of the transferred technology shall be negotiated upon between the parties

Article 9:

The method of payment shall be negotiated upon between the parties and may be a lump sum or royalties, or a combination of the both.

Article 10:

The duration of the contract shall not exceed seven years from effective date of the contract. In case of necessity, prolongation to the contract may be permitted by the authorized Sate body.

Article 11:

During the performance of a contact, either of the parties may request the other to inform it of details of improvements and innovations related to the transferred technology which have been created by the other party.

In case one of the parties is interested in the improvements and innovations referred to paragraph 1 of this Article, the other party shall be obliged to transfer required improvements or innovations on the basis of reciprocity.

Article 12:

All disputes between the two parties arising out of the implementation of a contract shall first be resolved by negotiation.

In case that the two parties to the dispute fail to reach and agreement, the dispute shall be referred to an economic arbitration or judicial body negotiated upon in the contract.

Chapter III Approval of Technology Transfer Contracts

Article 13:

A technology transfer contract goes into effect only after being approved. The application for approval may be either the transferor, the transferee or both.

Article 14:

For the purpose of approval of the contract, the following documents shall be submitted to the authorized State body of Vietnam:

1. An application for approval

2. A contract of technology transfer and its attached annexes

3. A document justifying the objectives and feasibility of the technology to be transferred

4. Information concerning the legal status of the two parties The contract and enclosed documents shall be written in both Vietnamese and a widely used foreign language agreed upon by the two parties. The Vietnamese and the foreign language versions are equally valid.

Article 15:

The authorized body notifies its approval of the contract within three months of receiving the complete application documents referred to Article 14 of this Ordinance. The decision of approval is given in the form of a Technology Transfer Certificate.

Article 16:

Where any false statement is discovered in the application made by either or both of the parties, the technology transfer certificate may be revoked, in which case the contract shall automatically become invalid.

Article 17:

The parties may agree to amend, add to, terminate or extend the duration of the contract. These modifications with come into effect only upon the approval by the Vietnamese authorized State body.

Article 18:

The Council of Ministers issues regulations concerning hierarchy of approving of the technology transfer contracts and appoints the authorized State body to approve technology transfer contracts.

Chapter IV

Rights and Obligations of the Parties to Technology Transfer contracts

Article 19:

The Government of the socialist Republic of Vietnam issues policies and takes measures encouraging technology transfer and privileges in cases of priority.

Article 20:

Taxes are imposed in relation to technology transfers in accordance with the legal documents on taxation of Vietnam

Article 21:

A transferor of technology may remit payments, in the form of currency or in kind, as agreed upon in the contract by the two parties

Article 22:

The transferor or transferee of technology is given a right to ask for incentives or privileges in his application to the authorized State body for approval of the contract, or later.

The authorized State body decides, within two months of receiving the application, to accept or reject such requests for incentives or privileges.

Chapter V Final Provision

Article 23:

The Government of the socialist Republic of Vietnam will, pursuant to the provisions of this Ordinance, issue regulations to facilitate the transfer of technology into Vietnam by overseas Vietnamese, as their contribution to national development.

Article 24:

This Ordinance does apply to the transfer of technology which takes place within the framework of agreements on scientific and technological cooperation or assistance between the Government of Vietnam and foreign government, except where those agreements provide otherwise.

Article 25:

The Council of Ministers issues detailed provision for the implementation of this Ordinance.

On behalf of the State council of the Socialist Republic of Vietnam President VO CHI CONG

Đừng biến mình thành "mồi ngon" cho nhà đầu tư ngoại

Sự kiện Sony đóng cửa nhà máy lắp ráp tivi tại Việt Nam để chuyển sang hình thức kinh doanh nhập khẩu là hồi chuông cảnh báo để các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn thực tế hơn về thực trạng của ngành công nghiệp Việt Nam.
Từ xuất thô khoáng sản…

Việc đảm bảo sản lượng dầu thô ở mức 16 triệu tấn trong năm nay khi giá dầu thế giới đang ở mức cao được xem là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiệu quả khai thác tài nguyên phụ thuộc rất lớn vào sơ đồ công nghệ và các phương pháp khai thác.

Cho tới nay, dầu thô mà Việt Nam khai thác được vẫn chủ yếu là từ các mỏ ở trong nước, tỷ lệ đóng góp từ các mỏ dầu ở nước ngoài mà Việt Nam tham gia cổ phần mới chiếm một phần rất nhỏ. Trong khi đó, mỏ Bạch Hổ - chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô khai thác năm nay đã ở giai đoạn giảm sản lượng so với đỉnh cao 13 triệu tấn/năm. Còn các mỏ khác thì hoặc chưa có sự tăng đột biến sản lượng hoặc vừa mới bắt đầu khai thác. Việc ngành dầu khí thương thuyết mua mỏ ở nước ngoài để bổ sung nhanh sản lượng khai thác cũng được các chuyên gia cho là không dễ dàng.

Ông Trần Lê Đông - Tổng giám đốc XNLD Vietsovpetro cho hay, mua mỏ cần số tiền lớn mà lại có những rủi ro nhất định nên phải vừa thận trọng, vừa phải “quyết nhanh” nếu không muốn bị “hớt tay trên”. Nhưng với cơ chế phải xin ý kiến nhiều cấp như hiện nay thì việc “quyết nhanh” hay chuyển một lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài ngay lập tức là điều không đơn giản.

Nhìn rộng ra, ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô. Năm ngoái, lượng than đá xuất khẩu là gần 32 triệu tấn trong tổng số hơn 41 triệu tấn khai thác được. Và những đoàn xe chở quặng sắt khai thác từ mỏ Quý Xa (Lào Cai) thì vẫn đang rầm rập đổ về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc.

Dù có thêm các “đại gia” nhưng ngành công nghiệp điện tử máy tính vẫn chỉ dựng lại ở lắp ráp đơn thuần


Trong khi đó, chỉ trong vài năm tới, việc thu xếp một khối lượng than cực lớn để sử dụng cho hàng loạt nhà máy điện sẽ đi vào hoạt động lại không hề đơn giản, đặc biệt là khi nhiều nước đã hạn chế hoặc đóng cửa mỏ của mình để tranh thủ đi mua càng nhiều càng tốt tài nguyên của những nước nghèo hơn. Viễn cảnh cạn kiệt tài nguyên mà không có được những ngành sản xuất tạo ra nhiều giá trị gia tăng hoàn toàn có thể thấy trước đối với những nước chỉ trông chờ vào tài nguyên sẵn có để khai thác.

… tới công nghiệp “xoáy tuốc nơ vít”

Hơn 10 năm về trước, các chuyên gia của công ty Toyota Motor khi mới xây dựng nhà máy sản xuất ôtô đã cùng những doanh nghiệp vệ tinh của mình có không ít buổi thuyết trình với các cơ quan hữu trách xung quanh việc lựa chọn một vài công đoạn trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của Tập đoàn để các “vệ tinh” của Toyota có thể tập trung đạt sản lượng ở quy mô kinh tế.

Tuy nhiên, với mục tiêu phải có công nghiệp ô tô, bất kể quy mô nào, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ô tô hay xe máy không phân biệt trong nước hay nước ngoài đều được yêu cầu đạt một tỷ lệ nhất định về nội địa hóa. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như đều đầu tư vào các công đoạn giống nhau như hàn, sơn, lắp ráp thì các doanh nghiệp lắp ráp xe máy hay ôtô trong nước cũng đều na ná nhau với các công đoạn lắp ráp, sản xuất khung xe máy, sơn tĩnh điện cho ôtô.

Vậy là gần 3.000 tỷ đồng được các doanh nghiệp xe máy trong nước bỏ ra đầu tư dây chuyền sản xuất và hơn 50 doanh nghiệp ôtô trong nước cũng bỏ ra không dưới 3.000 tỷ đồng nữa để xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị. Trong cuộc đào thải tự nhiên của thị trường, hầu như chỉ có các đối tác nước ngoài là trụ vững, bởi tất cả các công đoạn về công nghệ, thiết kế và bản quyền họ vẫn nắm chắc trong tay (không có chuyện chuyển giao lại cho công ty con thành lập tại Việt Nam theo hình thức liên doanh).

Chính vì vậy, sự kiện Sony đóng cửa nhà máy chuyển sang nhập khẩu sản phẩm ti vi nguyên chiếc cũng là lẽ thường tình của một doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Khi đầu tư vào Việt Nam cách đây 14 năm, khác hẳn với các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác, doanh nghiệp lắp ráp ti vi này chỉ đặt ra thời hạn có 10 năm. Sau hơn 10 năm ở lại Việt Nam, cùng với lợi nhuận có được từ chênh lệch thuế giữa sản phẩm lắp ráp trong nước từ đa phần linh kiện nhập khẩu trong khu vực ASEAN có thuế quan ưu đãi theo Hiệp định hợp tác công nghiệp (AICO) với sản phẩm nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước xuất khẩu linh kiện, thương hiệu Sony vẫn tiếp tục tỏa sáng, dù người lao động Việt chỉ được chuyển giao công nghệ “xoay tuốc nơ vít”! Ngay cả với làn sóng đầu tư của nhiều doanh nghiệp điện tử lớn như Intel với hơn 1 tỷ USD, Foxxcon với quy mô có thể lên tới 5 tỷ USD hay ba nhà máy đang hoạt động của Canon tại Việt Nam dễ làm ngợp nhiều người thì cũng không chắc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ sở hữu thêm được công nghệ hiện đại nào từ đây.

Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lợi thế khiến các Tập đoàn này tìm đến Việt Nam là lao động rẻ cùng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp chứ không phải là trình độ tay nghề lao động cao hay nhiều vốn! Như vậy, dù có thêm các “đại gia” nhưng ngành công nghiệp điện tử, máy tính trong nước vẫn chỉ dừng lại ở công đoạn lắp ráp đơn thuần và thu nhập phần lớn là từ công lao động phổ thông. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính là 2,1 tỷ USD nhưng phần nhập khẩu của mặt hàng này cũng lên tới 2,9 triệu USD!

Một thế mạnh khác cũng hay được nhắc tới là xuất khẩu hàng dệt may và da giày. Nhưng theo thống kê, trị giá những nguyên liệu như bông, xơ, sợi, vải, nguyên phụ liệu dệt may và da giày nhập khẩu đã lên tới 7,117 tỷ USD trong năm 2007. Trong khi đó thì kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này năm 2007 là 11,74 tỷ USD. Nhưng giá trị thực thu của hai mặt hàng này chỉ khoảng 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Chẳng vậy mà các chuyên gia của một bộ chức năng khi thảo luận về kế hoạch phát triển công nghiệp năm 2009 đã nhận xét vui rằng, công nghiệp chế tạo hiện nay dường như chỉ làm được máy bơm, mà cũng phải liên doanh mới ra.

Thực tế đầu tư, sản xuất và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay cho thấy đã đến lúc cần xác định lại cơ cấu các ngành công nghiệp và lợi thế thu hút đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong sản xuất công nghiệp thay vì cứ mãi xuất khẩu khoáng sản thô, gia công, lắp ráp đơn thuần.

Hoàng Minh (Doanh nhân)

19 Sept 2008

Tự sự của một người khởi nghiệp thất bại

Chẳng mấy ai đủ can đảm kể lại câu chuyện khởi nghiệp thất bại của chính mình, nhưng tác giả của bài báo dưới đây đã làm được điều đó. Sau lần thử thay đổi thời vận không thành, anh đã quay lại công việc cũ, mỗi ngày tám tiếng ở văn phòng và viết bài này cho mục Khởi nghiệp của TBKTSG, mong mang lại chút kinh nghiệm cho những ai sắp bước vào kinh doanh...

Hồi đó, đang từ một viên chức bình thường, tôi đột ngột quyết định chuyển sang làm kinh doanh. Tôi chọn hướng mở quán ăn vì đã nhiều lần… đi ăn quán, đã phần nào hình dung được công việc kinh doanh. Và quan trọng hơn nữa là tôi tự tin vì mình cũng biết chút ít về nghề bếp. Người thân can ngăn “chớ thấy người ăn khoai vác mai đi đào”, nhưng tôi bỏ ngoài tai.

TỪ QUYẾT ĐOÁN ĐẾN… GÀN

Trong kinh doanh rất cần phải cố chấp, tôi nghĩ thế. Cố chấp, trong một chừng mực nào đó, là quyết đoán, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.

Công việc đầu tiên của tôi là tìm thuê mặt bằng. Việc này tôi không có kinh nghiệm nhưng vẫn quyết làm một mình, bởi không muốn tiếp tục nghe những lời can ngăn. Đọc báo thấy đăng “nhà cho thuê nguyên căn, sân để được xe tải, giá thuê vừa phải, hẻm xe hơi vào được…”, tôi liên hệ ngay với chủ nhà. Xem xong căn nhà cảm thấy vừa ý, tôi quyết định đặt cọc, làm hợp đồng… ngay trong ngày.

Tôi sợ nếu không quyết định sớm sẽ có người khác đến thuê, quên việc phải thương lượng giá. Mẹ tôi biết chuyện cứ cằn nhằn suốt, bởi khi bà đi hỏi chuyện mấy ông xe ôm đầu hẻm và dò la người dân sống gần đó thì hiểu ra tôi đã thuê hớ giá khá nhiều. Lúc này thì đành chịu, tôi đã ký hợp đồng, đã đặt cọc ba tháng, và đóng trước một tháng tiền nhà. Sau đó tôi còn phát hiện ra một số điều kiện về mặt bằng chỉ có trên… mục rao vặt. Chẳng hạn, “hẻm xe hơi vào được” nhưng lại không ra được, vì đầu con hẻm rộng tới 12 mét nhưng vào đến căn nhà tôi thuê thì chỉ còn 4 mét! “Sân để được xe tải” có nghĩa là sân không có mái che, giữa trưa trời nắng mới thật là khủng khiếp. Tiếc là lúc xem nhà và khi ký hợp đồng tôi lại đi vào buổi chiều tối nên cứ thấy mát rượi!

Ngày khai trương, quán phở rất đông khách. Tôi đắc ý cho là mình quyết định đúng mà không để ý đến một điều là lần đầu tiên ở khu vực này xuất hiện một quán phở. Người ta đến ăn vì tò mò chứ chưa hẳn vì nhu cầu. Sau vài ngày đông vui, khách đến quán cứ thưa thớt dần. Tôi lại phải động não tìm nguyên nhân thất bại. Đây là một khu dân cư đông đúc, nhưng hầu hết đều là viên chức nên sống khá khép kín. Sáng họ vội đi làm nên không kịp ăn, chiều về ăn cơm tối với gia đình. Rốt cuộc khách hàng chính của quán tôi ở con hẻm chỉ là mấy ông bà nghỉ hưu. Nhưng khổ nỗi họ lại sợ cao huyết áp nên chẳng mấy ai đụng đến phở. Vậy là tôi đành trông chờ vào khách vãng lai.

Con hẻm mà tôi mở quán ăn thông sang nhiều hẻm và đường lớn khác nên suốt ngày tấp nập người qua lại. Tôi thấy đây là ưu điểm và bỏ qua lời cảnh báo từ người thân rằng “đây là con đường chết, người qua lại tuy tấp nập nhưng đó là vì công việc, vì… tránh kẹt xe, chứ không phải để tìm một điểm ăn uống”. Hơn nữa, như nhiều người phân tích, quán của tôi chẳng có gì hấp dẫn để thu hút khách vãng lai. Quán không có bảng hiệu, chỉ có mỗi hộp đèn gắn tít trên trời. Thêm nữa, hộp đèn chỉ mở vào buổi tối, còn ban ngày khách đi từ xa chỉ thấy mỗi tên quán (là tên tôi!) còn quán bán gì thì không rõ, vì chữ “phở” tôi để quá nhỏ.

Kinh doanh phở ế ẩm, tôi đột ngột chuyển sang bán cơm, vì nghĩ món này “thiết thực” hơn. Một lần nữa quyết định quá nôn nóng của tôi đã gây họa. Có khách vào quán gọi phở đã phải sượng sùng quay ra, vì tôi bán cơm mà vẫn treo hộp đèn quán phở! Thậm chí, chiếc xe phở còn được tôi “cải tiến” thành tủ kiếng bày thức ăn bán với cơm! Nhưng điều đó cũng chưa “nghiêm trọng” bằng việc tôi quyết định quay trở lại bán phở lần nữa. Do bán cơm không đắt khách như mong muốn, và lại có nhiều khách gợi ý tôi nên bán phở trở lại. Lúc này không ai còn hiểu nổi quán tôi thực sự bán gì!

Vì cố chấp, tôi đã bằng mọi cách quyết phải đạt được thành công. Cũng vì cố chấp, tôi cứ sợ mọi người cười chê thất bại của mình. Chính những suy nghĩ này đã dẫn đến một đường lối kinh doanh không nhất quán, làm tôi ngày càng lún sâu vào thất bại.

“SÁNG TẠO” QUÁ MỨC

Sau một thời gian loay hoay từ “phở” sang “cơm”, hết “cơm” đến “phở”, tôi chuyển sang bán nước uống. Nếu như ở hàng ăn đòi hỏi phải nghiêm ngặt trong công thức chế biến, thì với thức uống tôi lại thấy hợp với đầu óc “sáng tạo phong phú” của mình.

Lần này rút kinh nghiệm chuyện làm bảng hiệu lúc bán phở quá mờ nhạt, tôi cho làm lại hộp đèn, vẽ lại bảng hiệu với cái tên… rất Tây: “Hi there, buddies!”. Sợ cái tên này nghe lai căng quá nên trong tờ rơi đi phát ở trường học, tôi đã cẩn thận chuyển ngữ sang tiếng Việt, nghe thật… kêu: “Chào nhé, bạn mình ơi!”.

Rồi tôi bắt tay vào nghiên cứu công thức pha chế các món uống. Tôi “sáng tạo” bằng cách thêm vị này, bớt vị nọ. Vì quá “sáng tạo”, tôi đã tạo ra một thực đơn dài dằng dặc hàng mấy chục món giải khát, chưa kể cũng ngần ấy món trái cây và sinh tố. Tên gọi các món lại được đặt quá bay bổng, đến nỗi khách không thể hình dung mình sắp được “thưởng thức” món gì với những cái tên như “Hây hây má hồng”, “Mắt ai mãi tìm”, “No 4 go”… Cũng vì tôi tạo ra quá nhiều công thức nên lúc pha chế cho khách tôi không thể nào nhớ xuể. Vậy là vừa pha chế tôi phải vừa… cầm giấy ghi công thức nhẩm đọc. Việc này đôi khi cũng dẫn đến nhầm lẫn trong pha chế khi quán đông khách.

Tôi đã cố hết sức nhưng vẫn không thành, chỉ còn biết rút ra bài học cho chính mình:

Kinh doanh rất cần sáng tạo nhưng không phải là phi thực tế.
Và điều quan trọng hơn là không thể chủ quan khinh suất.
Tôi vốn thích yên tĩnh nên khi kinh doanh đã chọn hẻm để mở quán. Ngoài lý do đó, tôi còn bị thuyết phục bởi nhiều quán ăn dù mở trong hẻm mà vẫn rất thành công. Nhưng tôi lại quên rằng những quán thành công đó rất khác biệt so với tôi. Đó là những quán chuyên bán đặc sản vùng miền, quán cà phê vườn lãng mạn… Chứ bán hàng ăn uống bình thường như tôi mà tìm nơi tịnh vắng thì chỉ có thất bại. Lẽ ra tôi phải biết vận dụng câu “buôn có bạn, bán có phường” khi chọn địa điểm mở quán.

Tôi cố cầm cự hơn một năm thì đành đóng cửa. Tôi chạnh nghĩ mình không có khiếu kinh doanh! Đi ăn quán thường xuyên, làm bếp thuần thục chưa hẳn đã có thể kinh doanh quán ăn giỏi!


Thời báo kinh tế SG

Giải cứu AIG, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?

Liệu việc chính phủ Mỹ đổ tiền ứng cứu cho các định chế tài chính lớn sẽ giúp giải quyết khủng hoảng hay sẽ là khởi đầu cho những cuộc khủng hoảng kế tiếp.

Những “anh hùng” sa cơ!

Có thể nói giới đầu tư đã trải qua những thái cực thật khác nhau trong những ngày vừa qua. Đầu tiên là "chấn động" về sự ra đi của ngân hàng Lehman Brothers (LB), kế đến là đầu tàu của ngành bảo hiểm Hoa Kỳ và thế giới AIG có khả năng nối gót theo sau nếu không tìm được khoản tín dụng trị giá 20 tỷ USD ngay trong ngày 16/09/2008 (giờ Hoa Kỳ). Nếu như sự ra đi của LB làm các thị trường chứng khoán trên toàn cầu lao đao trong hai ngày qua, thì thông tin AIG được giải cứu bởi chính phủ Mỹ (với khoản tín dụng trị giá 80 tỷ USD để đổi lấy quyền kiểm soát 79.9% cổ phần của AIG) đã phần nào làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng tại phố Wall.


Danh sách các anh hùng sa cơ tại Mỹ trong thời gian qua (đã bị phá sản hoặc mua lại)


Hành động của chính phủ

Như vậy tính từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn bắt đầu bùng phát, chính phủ Mỹ đã phải tung ra khoảng trên 600 tỷ USD để "cứu cánh" cho hệ thống tài chính đang trong cơn nguy cấp của mình. Câu hỏi ở đây là cần bao nhiêu tiền nữa để nâng đỡ cho hệ thống tài chính qua cơn bĩ cực và quan trọng nhất là số tiền này được lấy từ đâu ra? Đây có lẽ là câu hỏi là mà bất kỳ ai quan tâm tới thị trường hiện nay cũng đều băn khoăn.






Số tiền mà chính phủ Mỹ đã chi ra để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay


Các nhà đầu tư đều biết rằng chính phủ Mỹ hiện nay là con nợ lớn nhất của thế giới. Cán cân thương mại của Mỹ trong suốt những năm qua đều là những con số âm (khoảng 700 tỷ USD theo ước tính của Cục thống kê và Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ). Thâm hụt ngân sách liên bang thì ngày càng trầm trọng hơn kể từ khi tổng thống Bush nắm quyền (ước tính khoảng 482 tỷ USD). Vậy tiền ở đâu ra để đổ vào những cuộc giải cứu “đầy ngoạn mục” hiện nay? Câu trả lời: phát hành thêm tiền mới. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết, điều này có thể làm gia tăng mức độ lạm phát, vốn đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Tuy nhiên, sẽ có một khía cạnh khác nguy hiểm không kém, đó là vấn đề nợ quốc gia.

Nếu ai đã từng đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ của Song Hong Bing, sẽ có được giải đáp một phần nào đó về cách tạo ra tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Tại Hoa kỳ, chính phủ không có quyền phát hành tiền. Đặc quyền này nằm trong tay Fed, vốn là hệ thống ngân hàng bao gồm nhiều ngân hàng dự trữ bang (không ít cổ đông góp vốn trong số các ngân hàng này là tư nhân, vì thế Fed còn được biết với cái tên “Ngân hàng trung ương tư nhân”). Như vậy, muốn có tiền để chi tiêu, chính phủ phải phát hành các công cụ nợ (T-Bill, T-Notes, T-Bonds…), và sử dụng chúng như vật thế chấp cho Fed để sau đó, cơ quan này sẽ phát hành một lượng tiền pháp định tương ứng. Và các công cụ nợ này được đảm bảo bằng các khoản đóng thuế của người dân trong tương lai. Như vậy, nếu chi tiêu càng nhiều, thì càng phải phát hành nhiều công trái hơn nữa. Gánh nặng lúc này sẽ lại đổ dồn lên người đóng thuế, hay nói cách khác, nếu chính phủ chi tiêu quá mức, việc tăng thuế là điều có thể xảy ra. Vậy hậu quả sẽ là gì? Dân chúng thắt chặt hầu bao, các nhà sản xuất hàng hóa sẽ giảm sản lượng và một cuộc suy thoái trong tương lai là có thể đoán được. Khi đó Chính phủ Mỹ sẽ lại là hoàn trả thuế để kích thích nền kinh tế chăng? Và như thế thì chính phủ lại phải phát hành công trái để có tiền, và lại là gì nữa thì ai cũng đoán được. Một vòng luẩn quẩn !!

Trên đây chỉ là nhận định cá nhân. Mong được sự chỉ giáo từ các Saganors

Lehman - How a lesson for us ?

Là một cộng tác viên quen thuộc của VnEconomy, tác giả bài viết đã làm việc cho Lehman Brothers trong nhiều năm. Những đánh giá dưới đây của anh nhằm chia sẻ một góc nhìn của người trong cuộc về cái chết của ngân hàng đầu tư nổi tiếng Phố Wall này.

Cơn địa chấn “Lehman Brothers” (Lehman) đã đi vào lịch sử đối với giới đầu tư tài chính toàn cầu và chắc chắn sẽ còn tốn kém nhiều giấy mực của giới học thuật.

Theo quan điểm cá nhân của người viết, sự sụp đổ của Lehman bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song có thể tổng hợp lại ở bốn nhóm nguyên nhân chính: các quyết định kinh doanh rủi ro, cách thức giải quyết khủng hoảng, sự không may mắn và các nhân tố khác.

Các quyết định kinh doanh rủi ro

Trước hết, có thể kết luận Lehman là nạn nhân của chính mình chứ không phải ai khác.

Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính có mức độ rủi ro rất cao và kiếm tiền thông qua quản trị rủi ro. Rủi ro cao đối với lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn diện và khốc liệt trong lịch sử là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của một đế chế tài chính già cỗi 158 năm tuổi.

Trong một bài viết trước đây trên VnEconomy “Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: Từ A-Z”, người viết đã trình bày toàn cảnh về cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn từ nguyên nhân, cách thức kiếm tiền của các ngân hàng đầu tư đến hậu quả gánh chịu của thị trường. Khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn đã lan sang tín dụng trên chuẩn và toàn bộ thị trường tín dụng nói chung.

Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.

Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.

Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.

Lehman là một trong những ngân hàng đầu tư tham gia sâu vào hoạt động chứng khoán hóa tín dụng bất động sản. Được tách ra từ American Express năm 1994, Lehman đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh về các sản phẩm có thu nhập cố định nói chung và trái phiếu nói riêng. Sự dính líu sâu của Lehman vào lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục ngày hôm nay. Công bằng mà nói, Lehman đã lường trước được vấn đề và cố gắng không dính nhiều vào tín dụng bất động sản dưới chuẩn. Trong số danh mục liên quan đến bất động sản khoảng 60 tỷ USD thì tín dụng bất động sản dưới chuẩn chiếm dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự lan rộng của khủng hoảng tín dụng mà tín dụng dưới chuẩn chỉ là mồi lửa ban đầu thì Lehman đã không kịp thoát.

Ngoài các gói trái phiếu liên quan đến bất động sản, Lehman còn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman có thể cấu trúc các giao dịch này thông qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo.

Tại thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.

Giám đốc điều hành của Lehman, Dick Fuld, là người gắn bó tâm huyết với Lehman trong suốt 4 thập kỷ và là người chèo lái Lehman trong 14 năm qua. Vốn là người thận trọng, ông đã giúp Lehman vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital Management” - một khách hàng lớn của Lehman. Chính cuộc khủng hoảng này đã giúp Lehman phát triển một chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với một hệ thống quản trị rủi ro tốt nhất phố Wall. Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong 3-4 năm gần đây cùng với chiến lược mở rộng đã làm Dick Fuld thay đổi chiến lược kinh doanh của Lehman sang các hoạt động rủi ro hơn, trong đó có bất động sản.

Năm 2005, giám đốc toàn cầu phụ trách dòng sản phẩm có thu nhập cố định của Lehman là Michael Gelband đã phải ra đi vì có quan điểm trái ngược về chiến lược kinh doanh này. Tháng 6/2008, khi Lehman rơi vào đỉnh cao khó khăn của cuộc khủng hoảng tín dụng thì Michael Gelband được mời về vị trí giám đốc toàn cầu phụ trách thị trường vốn nhằm cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, điều này đã quá muộn!

Cách thức giải quyết khủng hoảng

Công bằng mà nói cuộc khủng hoảng tín dụng đã làm hàng loạt tên tuổi đều rơi vào vòng xoáy chứ không chỉ có Lehman. Các ngân hàng UBS, Citi, Merrill Lynch, Bear Steans, Morgan Stanley, Freddie Mac, Fannie Mae đều gánh chịu các khoản lỗ nặng nề với tổng số lên tới hàng trăm tỷ USD. Số nhân viên sa thải tại các trung tâm tài chính lên tới hàng ngàn.

Ngay trước lúc Lehman hấp hối, hàng loạt các tên tuổi như Merrill Lynch, AIG, Washington Mutual cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vậy tại sao chỉ có Lehman lại chịu một cái chết thảm như vậy?

Người viết cho rằng, cách thức giải quyết khủng hoảng thiếu sáng suốt và thiếu quyết đoán của Ban lãnh đạo Lehman đã đẩy Lehman vào thế chân tường. Phải nói rằng vấn đề của Lehman là vấn đề không mới và đã được cảnh báo trong một thời gian dài. Trong 6 tháng gần đây, đã một vài lần tình hình của Lehman dậy sóng. Đặc biệt sau khi Bear Stearns ra đi thì thị trường đã đặt câu hỏi: “Ai là người kế tiếp?”.

Nếu tính theo thứ tự quy mô Top 5 của ngân hàng đầu tư trên Phố Wall, ai cũng biết đó là Lehman rồi mới đến Merrill Lynch, Morgan Stanley và cuối cùng Goldman Sachs. Ban lãnh đạo Lehman cũng đã có nhiều biện pháp giảm quy mô bảng cân đối một cách mạnh mẽ. Trong quý 2 và quý 3, quy mô tài sản của Lehman giảm khoảng 150 tỷ USD nhằm giảm hệ số đòn bẩy tài chính và áp lực lên vốn. Riêng trong quý 3, Lehman đã giảm được 17 tỷ USD tài sản rủi ro liên quan đến bất động sản. Các biện pháp tăng vốn được thực hiện song do không dự đoán được mức độ nghiêm trọng nên việc này đã chỉ được làm theo kiểu "catch-up".

Lehman đã không ít hơn 3 lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình? Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi có thể làm dễ dàng. Sau khi Bear Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ.

Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ 2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đó có 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối không phát hành thêm, cho rằng thế là đủ.

Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày công bố và thị trường đồn đoán số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 công ty (spin off), công ty tốt và công ty xấu. Dự kiến công ty xấu (bad bank) sẽ nắm giữ toàn bộ tài sản xấu liên quan đến bất động sản và không niêm yết nhằm tránh áp dụng kế toán giá trị hợp lý (fair value). Tuy nhiên, lúc này tình thế đã thay đổi và khó khăn hơn nhiều. Cuộc đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra có thể kết thúc song Lehman đã không làm được điều đó do sự bất đồng về giá.

Về khía cạnh này, Dick Fuld đã kém hơn John Thain, CEO của Merrill Lynch với thành tích “bán mình” cho BOA trong chỉ một ngày Chủ nhật. Lehman đã đánh mất cơ hội thứ ba, và cũng là cơ hội cuối cùng để tự cứu mình.

Không may mắn

Nhìn lại lịch sử 6 tháng qua, chúng ta sẽ hỏi tại sao FED cứu Bear Stearns bằng cách cung cấp 29 tỷ USD cho JP Morgan để mua Bear cứu Freddie Mac và Fannie Mae bằng cách tiếp quản trực tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần. Đành rằng chúng ta không nên trông chờ vào Chính phủ giải quyết vấn đề của chúng ta song tại sao FED không làm như vậy với Lehman để BOA hoặc Barclays mua lại Lehman? Tại sao Lehman lại chết thảm như vậy?

Điều này cần giới học thuật sẽ mổ xẻ phân tích kỹ lưỡng. Tuy nhiên, người viết cho rằng thời điểm Lehman chết rất bất lợi cho Lehman và kết cục phải là như thế. Lehman và Bear có nhiều điểm tương đồng vì đều là ngân hàng đầu tư, do đó việc cứu Bears mà không cứu Lehman có lẽ do vấn đề thời điểm.

Thứ nhất, sau khi Bear chết, Chính phủ Mỹ đã có dịch vụ cho vay chiết khấu dựa trên tài sản đảm bảo (discount window) nhằm cung cấp vốn cho ngân hàng đầu tư gặp khó khăn thanh khoản. Tuy nhiên cái chết của Lehman lại không phải là cái chết do thanh khoản, nên đặc ân này chưa có cơ hội sử dụng.

Thứ hai, Lehman nguy kịch đúng lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng cùng Merrill Lynch, Wamu và AIG. Vấn đề “rủi ro đạo đức” (moral hazard) trở nên trầm trọng hơn hết, vì nếu cứu tất cả, Chính phủ sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu, khuyến khích các tập đoàn tham gia thêm các hoạt động rủi ro. Chính phủ muốn khối tư nhân hiểu rằng họ phải tự giải quyết vấn đề của chính họ. Cần phải có một sự hy sinh nào đó để thị trường hiểu được điều này.

Hơn nữa, thời điểm gần cuộc bầu cử ở Mỹ cũng rất nhậy cảm khi khủng hoảng tài chính trở thành đề tài tranh luận giữa 2 ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Việc dùng tiền thuế của dân đi giải cứu các tập đoàn tài chính cần một lý do thuyết phục cao. Sự hy sinh lúc này có lẽ là điều cần thiết cho thị trường? Chọn ai trong số này với chi phí thấp nhất cho xã hội?

Freddie Mac, Fannie Mae với tư cách là 2 tập đoàn hoạt động được Chính phủ bảo lãnh nhằm cung cấp tín dụng bất động sản cho người dân, do đó 2 tập đoàn này không thể chết. AIG là tập đoàn bảo hiểm lớn, cung cấp hàng triệu hợp đồng bảo hiểm cho người dân. Với số tài sản khổng lồ trên 1,000 tỷ USD, AIG có lẽ không phải là sự lựa chọn để cho phải hy sinh.

Sự lựa chọn tốt nhất của Chính phủ là ép khối tư nhân phải tự cứu Lehman. Nếu không được, thì Lehman sẽ phải hy sinh. Có lẽ Chính phủ đã tính hết điều này thể hiện qua sự cứng rắn của FED và Bộ Tài Chính trong phiên họp cuối tuần qua nhằm tìm ra phương án giải cứu Lehman.

Các nhân tố khác

Ngoài 3 nhóm nhân tố trên, cái chết của Lehman còn do một phần sự tàn nhẫn của thị trường.

Cổ phiếu Lehman đã bị bán khống. Các nhà đầu cơ bán khống (short sale) Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh. Việc bán khống được thực hiện thông qua vay cổ phiếu để bán trước và mua quyền bán cổ phiếu (put option). Tuy việc bán khống không có gì sai song nó chính là nguyên nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật nhằm hạ giá cổ phiếu Lehman. Điều này làm mất lòng tin của thị trường vào Lehman và đẩy Lehman dần rơi vào thế bất lợi.

Từ khi Lehman công bố kết quả lỗ quý 2 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh mẽ. Cổ phiếu Lehman giảm thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD. Vào tháng 7, cổ phiếu Lehman chỉ còn 15 USD tương đương mức vốn hoá 10 tỷ, ước tính bằng giá trị thị trường của công ty quản lý tài sản của Lehman là Neuberger Berman. Thị trường đã định giá Franchise còn lại của Lehman bằng 0? CEO Dick Fuld đã nhiều lần tức giận với những kẻ đầu cơ bán khống Lehman và kiên quyết phục thù. Song cuối cùng dân đầu cơ bán khống đã thắng.

Ảnh hưởng...

Cái chết của Lehman gây ảnh hưởng lớn cho thị trường tài chính.

Một làn sóng khủng hoảng niềm tin lan rộng toàn cầu sẽ tạo ra làn sóng bán tháo chứng khoán. Hàng loạt đối tác cung cấp vốn cho Lehman kể cả các cổ đông có thể chịu các khoản tổn thất nặng nề. Với quy mô tài sản trên 600 tỷ USD và hàng ngàn tỷ USD hợp đồng phái sinh, việc thanh lý tài sản sẽ vô cùng khó khăn và làm giá chứng khoán và bất động sản càng thêm suy giảm. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu và cho vay hoặc các hợp đồng phái sinh với Lehman sẽ chịu các khoản lỗ lớn.

Từ mức vốn hóa 45 tỷ USD vào đỉnh điểm 2007, giờ đây giá trị của Lehman gần như về số 0. Các cổ đông mới đầu tư thêm 10 tỷ USD vốn vào Lehman trong 6 tháng trở thành tay trắng. Với việc Barclays chỉ tiếp quản một phần hoạt động của Lehman sau khi phá sản, thì hàng chục ngàn nhân viên tài chính sẽ mất việc làm.

Khủng hoảng niềm tin sẽ đóng băng thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán hóa. Đây là các mảng quan trọng của thị trường vốn. Chi phí huy động vốn trên thị trường sẽ tăng cao. Việc huy động vốn cho thị trường bất động sản trong vài năm tới gần như không thể.

...và bài học rút ra

Thị trường đang tự tìm ra những bài học sau thất bại của Lehman. Một số thậm chí đổ lỗi cho mô hình hoạt động độc lập của công ty chứng khoán. Họ cho rằng mô hình siêu thị tài chính "universal bank" là phù hợp với hoàn cảnh hiện nay nhằm đa dạng hoá nguồn vốn của ngân hàng thương mại giúp ngân hàng đầu tư chống đỡ khủng hoảng. Tuy nhiên nếu nhìn lại cuộc đại khủng hoảng năm 30 và lý do Mỹ ban hành đạo luật Glass-Steagall nhằm tách ngân hàng đầu tư ra khỏi ngân hàng thương mại thì kết luận này có lẽ cần nghiên cứu thêm.

Theo quan điểm của người viết, bài học lớn nhất có lẽ là chiến lược kinh doanh cùng quản trị rủi ro. Thực sự mà nói, hệ thống quản trị rủi ro của Lehman rất tốt song đã không thể phòng ngừa được một cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” này. Lehman chết không phải do thanh khoản mà là do lỗ kinh doanh ngày một tăng cao. Tuy nhiên, một chiến lược kinh doanh thận trọng luôn có tác dụng giảm thiểu tác động của các điều kiện bất lợi của thị trường và tăng cường khả năng chống đỡ. Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi các ngân hàng chưa có hệ thống quản trị rủi ro tốt thì chiến lược kinh doanh thận trọng càng có ý nghĩa hơn nhiều.

Bài học thứ hai có lẽ là cách thức giải quyết khủng hoảng. Lehman do không đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình hình nên đã không quyết đoán trong xử lý. Việc bỏ lỡ các cơ hội tự giải cứu và tự đẩy mình vào thế chân tường là điều đáng tiếc.

Hy vọng, thị trường sẽ trưởng thành hơn sau những bài học mang tên Lehman này.