Trong quan hệ thương mại không thể tránh khỏi những tranh chấp. Với kinh nghiệm dày dạn về tranh chấp thương mại của các công ty Mỹ với Trung Quốc, các viên chức thuộc Cục Thương mại Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên để tránh những tranh chấp không đáng có.
1. Xây dựng những điều khoản hợp đồng rõ ràng. Xác định rõ thời hạn thanh toán và các tiêu chuẩn thực hiện. Dự liệu những điều khoản đặc biệt nhằm giải quyết tranh chấp, bao gồm chi tiết về thủ tục và sự duy trì các hoạt động trong thời gian tranh chấp diễn ra. Hãy chú ý cẩn thận đến chi tiết, chẳng hạn như việc ký tắt các trang hợp đồng và chữ ký nguyên. Hãy biết chắc cách hành vǎn của tiếng Anh phù hợp với cách hành vǎn của tiếng Hoa. Đừng có ý định tham gia một thỏa hiệp mà không có một sự tư vấn về pháp lý nào.
2. Hãy tin chắc là dự án của bạn khả thi về mặt kinh tế. Khả nǎng sinh lợi của một dự án hoặc việc bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cần được dựa vào những tiêu chuẩn kinh tế cơ bản. Đừng dựa vào lời hứa về tiền trợ cấp, tiền thưởng đặc biệt hay những nguồn lợi không dính dáng đến thị trường để làm phát sinh lợi nhuận.
3. Hiểu rõ đối tác của mình. Hãy làm việc cần cù, lựa chọn đối tác một cách thận trọng và chỉ chọn sau một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về kinh nghiệm và mức độ tin cậy của họ. Hãy kiểm tra độ chính xác của những dữ liệu do đối tác hay khách hàng của bạn cung cấp từ những nguồn độc lập. Tránh tình trạng chỉ trao đổi với những ai mà đối tác hay khách hàng muốn bạn nhắm tới họ.
4. Hãy thận trọng lưu ý đến thể thức thanh toán, chừng nào bạn được thanh toán và bằng tiền gì. Nếu bạn đồng ý để được trả bằng đồng yuan, hãy xác định (trong hợp đồng) là bạn có thể quy đổi ra đồng đô la Mỹ. Dùng tín dụng thư hay những dụng cụ tài chính khác để bảo vệ lấy mình.
5. Đừng đi vào những thỏa thuận bị cấm. Các công ty Mỹ thường đi vào những thỏa thuận với lời hứa từ các viên chức địa phương là luật lệ của chính quyền trung ương sẽ không được thực thi trong tỉnh của họ. Điều này đôi lúc cũng đúng, nhưng vấn đề có thể xảy ra khi những luật lệ đó bỗng nhiên được áp dụng, đôi khi hiệu lực có tính hồi tố, khiến công ty ít có cách xoay sở. Đặc biệt là bạn phải chuẩn bị tuân thủ những quy định của chính phủ trung ương về những luật lệ, quy định và các tập quán đã được chỉnh sửa trong nỗ lực đáp ứng với những ràng buộc của WTO, bất chấp những lời hứa trái ngược của các giới chức địa phương.
6. Hãy thận trọng, đừng dựa việc kinh doanh của bạn trên những quy định không phù hợp với WTO. Chính phủ Mỹ không thể hỗ trợ bạn nếu bạn trông cậy vào một dự án kinh doanh lệ thuộc vào những quy định của phía Trung Quốc vi phạm luật lệ do WTO đặt ra.
7. Hãy tìm cho ra những khó khǎn trước khi chúng biến thành hiện thực. Ngoài việc thực hiện các bảng quyết toán theo quy ước, bạn hãy dành thì giờ xem qua phần mở đầu của một dự án để biết được bạn sẽ phải làm gì khi mọi việc trở nên xấu đi. Cố gắng đi vào những lĩnh vực có vấn đề. Nếu bạn không tìm được chúng, có nghĩa là bạn đã không xem xét kỹ mọi vấn đề. Hãy tạo ra một chiến lược giúp bạn đối phó với những vấn đề có thể xảy đến. Bạn cần phải biết mình muốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, cũng như phải biết những giới hạn của công ty bạn trong trường hợp thua lỗ.
8. Hãy phân tích rủi ro có thể xảy đến. Cần phải có đầu óc thực tế về việc có bao nhiêu rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được trong hoạt động kinh doanh của mình. Phải tin chắc là bạn đang sử dụng những nguồn tin đáng tin cậy. Sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn hoặc các đối tác của bạn để lường trước rủi ro.
9. Hạn chế sự phóng túng của bạn. Hãy đặt những cột mốc cho dự án đang thực hiện. Tạo một chiến lược thoát ra cho mỗi giai đoạn của dự án, cho dù bạn không dự trù sử dụng nó.
10. Lưu ý thường xuyên. Các dự án và hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đòi hỏi sự lưu ý thường xuyên. Đừng nghĩ rằng chúng có thể tự vận hành được.
No comments:
Post a Comment